Thái Nguyên – Vùng đất với tên gọi “Đệ nhất danh trà” được xem là một biểu tượng, một nét đẹp của người dân tỉnh Thái Nguyên nói riêng & ngành chè của Việt Nam nói chung. Bất cứ một người mê trà nào mà chưa từng thử qua loại chè Thái Nguyên trứ danh thì đúng là “thiệt thòi” bởi cái hương vị đặc biệt & rất riêng của nó.

     Để làm ra được những mẻ trà Thái Nguyên ngon đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề lâu năm, thật vậy, quy trình sản xuất chè Thái Nguyên thực sự rất công phu, tỉ mỉ từ công đoạn thu hái, chọn lọc đồi chè cho đến khâu đóng gói thành phẩm đều đòi hỏi sự lành nghề & giàu kinh nghiệm. Nếu bạn chưa biết quá trình tạo ra loại trà có hương cốm non, màu nước xanh, vị chát dịu kèm hậu ngọt sâu ra sao thì cùng tham khảo tại bài viết này nhé…

Quy trình sản xuất chè Thái Nguyên trải qua 7 công đoạn

1. Thu hái (Hái chè)

Người dân hái những búp chè Thái Nguyên
Người dân hái những búp chè Thái Nguyên

Dụng cụ hái chè phải đảm bảo sạch sẽ, không lẫn mùi, vừa che được ánh nắng trực triếp rọi vào búp chè vừa phải thoát hơi được (không quá kín).

Thời điểm người dân chọn để hái chè là vào buổi sáng sớm khi nắng chưa lên cao, khi mà nhưng giọt sương còn đọng lại trên búp chè.

Đối tượng hái chè Thái Nguyên thường sẽ là chị em phụ nữ bởi chỉ có bàn tay phụ nữ mới mềm mại, khéo léo, tỉ mỉ nâng niu từng búp trà mơn mởn.

Quy tắc hái thường sẽ là 1 tôm 2 lá / 1 tôm 1 lá / 1 tôm hay 1 tôm 3 lá, người xưa có câu “1 tôm 2 lá, 1 cá 2 chừa”, câu này ý nói đây là quy tắc hái để cây chè vẫn đảm bảo được tái sinh và đạt chuẩn yêu cầu chế biến.

Khi hái không được nắm chặt mà phải vừa tay bỏ vào rổ đựng, như vậy sẽ không làm nát cánh chè. Không được hái chè quá non hoặc quá già vì khi chế biến sẽ ảnh hưởng đến hương vị chè.

2. Làm héo nhẹ

Quá trình làm héo
Quá trình làm héo

Sau khi hái xong, những búp chè được mang ra phơi mỏng trên nong thưa hoặc giàn lưới, mỗi nong rải từ 1,5 – 2kg, quá trình này để làm khô sương và thoát hết hơi ẩm trong quá trình vận chuyển.

Các nong được đặt lên giàn hoặc giá gỗ có nhiều tầng, các tầng cách nhau 15-25 cm. Cứ sau 0,5 – 1h lại đảo nhẹ chè một lần. Thời gian làm héo nhẹ từ 4 – 6h tùy theo thủy phần trong búp chè và nước trên bề mặt búp chè, đến khi chè nghe được hương thơm mùi hoa tươi thì chuyển sang quá trình diệt men.

Thuỷ phần của chè còn lại sau khi héo khoảng 74 – 75%. Quá trình héo được đồng đều, khối chè Thái Nguyên luôn phải đảm bảo thoáng gió, phát huy được hương thơm, tươi tự nhiên của nguyên liệu.

3. Diệt men

Diệt men hay còn gọi là giai đoạn ốp chè là quá trình nghệ nhân sẽ cho chè vào tôn quay làm cho chè mềm, mất đi phần nào mùi hăng. Bên cạnh đó giúp trà loại bỏ các thành phần men hay enzyme có trong lá trà xanh, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng oxy hóa, giúp các thành phần catechin tốt cho sức khoẻ được bảo toàn nhiều nhất có thể.
Diệt men hay còn gọi là giai đoạn ốp chè là quá trình nghệ nhân sẽ cho chè vào tôn quay làm cho chè mềm, mất đi phần nào mùi hăng. Bên cạnh đó giúp trà loại bỏ các thành phần men hay enzyme có trong lá trà xanh, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng oxy hóa, giúp các thành phần catechin tốt cho sức khoẻ được bảo toàn nhiều nhất có thể.

Ở công đoạn này, chè phải đạt 4 yếu tố sau thì mới đạt chất lượng ngon nhất:

  • Lá chè phải mềm dẻo, phần cuống non bẻ gập lại không gãy
  • Chè có hương thơm đặc trưng của chè thay cho mùi hăng ban đầu
  • Màu xanh của chè chuyển thành màu xanh sẫm
  • Sờ bề mặt lá chè hơi dính, bện lại, dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra mà chè không bị rời

4. Vò chè

Vò chè bằng máy
Vò chè bằng máy
Vò chè bằng tay
Vò chè bằng tay

Diệt men xong sẽ đến công đoạn vò chè, chè được vò bằng tay loại bỏ đi những vụn chè, giai đoạn này giúp chè xoắn lại, cong, gọn, cuộn lại với nhau, làm cho cánh chè khô khi thành phẩm sẽ đẹp & đều hơn. Lưu ý thêm là chỉ được vò chè theo 1 chiều nhất định để không làm trà bị tơi và nát.

Thời gian vò chè dao động khoảng từ 10 phút đến 30 phút tùy theo loại chè và máy vò chè. Bên cạnh đó sàn vẩy, lọc ra những lá trà không đủ tiêu chuẩn như không xoắn hoặc bị nát ra ngoài.

5. Sao khô

Quá trình sao trà
Quá trình sao trà

Sau khi nhựa trà đã tiết vào nhau, tiếp đến người nghệ nhân cho trà vào tôn quay hoăc chảo để xào khô lần 1 (công nghiệp thì dùng tôn quay, còn truyền thống thì sẽ dùng chảo). Sao khô là giai đoạn mang tính quyết định xem chè Thái Nguyên có ngon và cánh có đẹp hay không, nó quyết định hương vị & cả màu sắc chè khi khô.

Sao trà trên chảo nóng
Sao trà trên chảo nóng

Có thể bạn chưa biết:

Quá trình sao trà thủ công trên chảo rất vất vả bởi toàn bộ đều được làm bằng tay. Nghệ nhân phải dùng tay xào trà trên chảo nóng, công đoạn truyền thống này là dùng tay để cảm nhận nhiệt độ thích hợp, toàn bộ vị trà lúc này được vò lại thấm ngược trở vào trong và hơi nước bốc đi hết.

Thời gian sao khô thường mất khoảng 20 phút cho 1 mẻ chè từ 1,2kg – 1,5 kg. Quá trình sao đến khi thấy cánh trà chuyển từ màu xanh tươi sang màu đen nhạt là trà đã tương đối khô. Trà sau khi được sao xong lại cho ra nong để sàn vẩy, lọc ra những lá trà không đạt tiêu chuẩn.

Đặc biệt, người nghệ nhân ở công đoạn này không được sử dụng nước hoa hay dầu cù là vì chúng dễ làm trà mất đi mùi hương.

6. Lấy hương

Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định đến mùi thơm của chè Thái Nguyên. Tiếp tục cho chè vào tôn quay (hoặc chảo), điều chỉnh nhiệt độ hợp lý (nếu dùng chảo thì chỉnh lửa chỉ còn những đốm than để xào thì mới lên mùi hương cốm của trà và một phần giúp trà không bị ám khói. Công đoạn này cũng làm bằng tay để cảm nhận nhiệt vừa đủ).
Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định đến mùi thơm của chè Thái Nguyên. Tiếp tục cho chè vào tôn quay (hoặc chảo), điều chỉnh nhiệt độ hợp lý (nếu dùng chảo thì chỉnh lửa chỉ còn những đốm than để xào thì mới lên mùi hương cốm của trà và một phần giúp trà không bị ám khói. Công đoạn này cũng làm bằng tay để cảm nhận nhiệt vừa đủ).

Sao trong khoảng 15 – 20 phút đến khi cảm nhận được hương thơm của trà, hương cốm đặc trưng thì đạt, lúc này công đoạn lấy hương đã hoàn tất.

7. Thành phẩm & đóng gói

Chè thành phẩm được bảo quản thủ công được cho vào túi bóng kính có độ dầy, buộc chặt miệng túi, để ở nơi khô dáo, tránh ánh nắng trực tiếp, không được để tiếp xúc trực tiếp chè với nền đất.

Khi phân phối để sử dụng, trà phải được đóng gói chuẩn trong túi PE, túi PE tráng thiếc, túi PE tráng bạc…với trọng lượng khác nhau (100g, 200g hay 500g) và được hút chân không, sau đó có thể đưa vào hộp với các chất liệu như carton, nhựa, tre, gỗ,…

Bạn có thể thấy, quy trình sản xuất chè Thái Nguyên không hề đơn giản, để mang đến sản phẩm ngon tới tay người thưởng trà như chúng ta đòi hỏi những người làm trà phải mất rất nhiều thời gian & công sức. Vậy nên, những người uống trà như chúng ta phải biết trân trọng, quý những gói trà mà mình đang dùng & chia sẻ đến mọi người những kiến thức bổ ích về trà.


Xem thêm các sản phẩm trà Thái Nguyên ngon:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *