Chè Cổ Thụ Hà Giang Ở Cao Nguyên Đá Đồng Văn – Kí Sự Chè Cổ Thụ – Tập 3
Chè Cổ Thụ Hà Giang Ở Cao Nguyên Đá Đồng Văn
Chè cổ thụ Hà Giang còn len lỏi xuất hiện ở những vùng có điều kiện đất đai khắc nhiệt bậc nhất như ở cao nguyên đá Đồng Văn. Chè cổ thụ nơi đây có phần cằn cỗi và thấp bé hơn ở những vùng khác, vì đât đai ở đây chủ yếu là đá, nguồn nước cũng khan hiếm. Bản thân người dân tộc Mông nơi đây cũng phải sống trong điều kiện khó khăn vô cùng.
Trong chuyến đi lần này chúng ta cùng khám phá cách người Mông ở vùng núi đá này sinh sống và sản xuất chè cổ thụ đặc biệt như thế nào nhé.
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở vùng núi cực bắc của Việt Nam, có diện tích là 2356,8 km² và độ cao trung bình là khoảng 1.400 – 1.600 m. Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn. Các thung lũng, sông, suối bị chia cắt rất nhiều.
Nhiều mẫu hóa thạch của các loài đã được tìm thấy có tuổi cách đây 400 – 600 triệu năm. Cao nguyên Đồng Văn là một vùng núi đá có tuổi khác nhau từ kỷ Devon cho đến Pecmi, được bao quanh bởi các núi đất. Ở đây có mưa từ tháng 4 đến tháng 9, nhưng thiếu nước vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4).
Sản phẩm Chè cổ thụ Hà Giang vừa mới ra mắt tại Lộc Tân Cương, click ngay nút bên dưới để xem thêm chi tiết nhé…