Trà Hoa Ngũ CốcSự Kết Hợp Tinh Tế Từ Thiên Nhiên…

“Thức uống dinh dưỡng đáng để chị em thưởng thức”

(Lưu ý: Lộc Tân Cương không kinh doanh sản phẩm này)

Trà hoa ngũ cốc được hiểu đơn giản là một loại trà được kết hợp từ nhiều thứ bao gồm các loại hoa lá và các loại ngũ cốc. Các loại hoa thường dùng như hoa cúc, hoa hòe, hoa lài ̣(hoa nhài), hoa đậu biếc, hoa hồng, lá sen, lá dứa, cỏ ngọt,…Các loại ngũ cốc như gạo lứt, đậu đen (đỗ đen) xanh lòng, đậu xanh, đậu đỏ, mè đen, thảo quyết minh,…

Các thành phần có trong trà hoa ngũ cốc
Các thành phần có trong trà hoa ngũ cốc

Trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì nổi bật? Trà hoa ngũ cốc có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, cũng dễ hiểu thôi vì nó được kết hợp từ nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng mà…loại nào cũng có ưu điểm riêng biệt của nó. Cùng điểm qua một số tác dụng của trà hoa ngũ cốc dưới đây…

Xem thêm: Trà Xanh Trị Bách Bệnh – 40 Tác Dụng Của Lá Trà Xanh

1. Tác dụng của trà hoa ngũ cốc

Như đã nói ở trên, trà hoa ngũ cốc được kết hơp từ nhiều loại thực phẩm khác nhau và không phải trà hoa ngũ cốc nào cũng có các nguyên liệu giống nhau. Ví dụ như có loại thì chỉ có hoa hòe, hoa lài kết hợp với gạo lứt, đậu đen, có loại thì có hoa đậu biếc kết hợp với mè đen, thảo quyết minh,…cho nên tác dụng của trà hoa ngũ cốc cũng phụ thuộc vào những thành phần có trong nó. Để biết chính xác trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì thì phải hiểu rõ tác dụng của từng loại thành phần, từ đó ta suy ra công dụng của trà hoa ngũ cốc.

Để biết chính xác trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì thì phải hiểu rõ tác dụng của từng loại thành phần, từ đó ta suy ra công dụng của trà hoa ngũ cốc.
Để biết chính xác trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì thì phải hiểu rõ tác dụng của từng loại thành phần, từ đó ta suy ra công dụng của trà hoa ngũ cốc.

1.1. Tác dụng của hoa cúc

Theo Đông y, hoa cúc có dược tính cao, chất chống oxy hóa, kháng viêm, có tính mát, ngọt, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm thường dùng để hỗ trợ chữa các bệnh về phong nhiệt, ngừa tế bào ung thư,…

Hoa cúc
Hoa cúc

Một số tác dụng rõ ràng hơn của hoa cúc là làm đẹp da, thanh nhiệt, giải độc gan, cải thiện tiêu hóa, giảm cân, giúp an thần, giảm quầng thâm mắt, đau bụng kinh, ngừa tiểu đường, ung thư,…

Hoa cúc thường được sử dụng làm trà (trà hoa cúc), hoa cúc kết hợp với một số loại như atiso, mật ong, trà xanh,…và trà hoa ngũ cốc cũng không ngoại lệ.

Xem thêm: Trà Cung Đình Huế: Tìm Hiểu Về Loại Trà Dâng Vua

1.2. Tác dụng của hoa lài

Một số tác dụng có thể kể đến như giảm stress, giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ bệnh ung thư, chữa cảm lạnh, cảm cúm, hỗ trợ giảm cân, chống một số vi khuẩn xâm nhập, điều hòa máu huyết, tác dụng an thần…

Hoa lài (hoa nhài)
Hoa lài (hoa nhài)

Hoa lài thường được dùng để ướp cùng với trà xanh, cam thảo, hoa hòe,…có thể pha nước để tắm, dùng trong một số món ăn,…

Xem thêm: Trà Ướp Hoa Bưởi – Hương Làng Bắc Bộ

1.3. Tác dụng của hoa hòe

Hoa hòe có tính bình, vị đắng, quả có vị đắng tính hàn, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết, chảy máu cam…ngoài ra hoa hòe còn có công dụng trong việc điều trị các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não.

Hoa hòe
Hoa hòe

Đặc biệt, trong nụ hoa hòe có chứa thành phần rutin có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa yếu, gầy gò suy nhược cơ thể do bệnh lao, sơ nhiễm.

Xem thêm: Sản phẩm Trà Sen Tây Hồ của Lộc Tân Cương

1.4. Tác dụng của hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc có rất nhiều công dụng tuyệt vời, một số tác dụng nổi bật như: tăng cường chức năng cho não bộ, thanh lọc cơ thể, sát khuẩn, chống viêm, chữa đau cổ họng, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm stress, hỗ trợ giúp mắt sáng,…ngoài ra hoa đậu biếc còn dùng nhiều trong việc tạo màu cho thực phẩm.

1.5. Tác dụng của hoa hồng 

Hoa hồng
Hoa hồng

Hoa hồng không chỉ mang hình dáng đẹp, sang trọng mà hoa hồng còn được dùng để làm thức uống, thực phẩm có tác dụng rất tốt cho sức khỏe như làm đẹp da, ngăn ngừa các bệnh về da, giảm stress, ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng lưu lượng máu đến da đầu, làm chậm tiến trình lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, tốt cho tim mạch, tốt cho phụ nữ trong những ngày đèn đỏ,…

Xem thêm: Sản phẩm Trà Nụ Vối 500g (Sản phẩm mới)

1.6. Tác dụng của lá sen

Lá sen
Lá sen

Một số tác dụng nổi bật của lá sen như chữa tiêu chảy, say nắng, hạ sốt, ngoài ra lá sen còn giúp cơ thể cầm máu cam, chảy máu chân răng, chứng rong kinh ở phụ nữ, giảm lượng cholesterol, hỗ trợ giảm cân, thanh nhiệt, giải độc,…

1.7. Tác dụng của gạo lứt 

Gạo lứt huyết rồng
Gạo lứt huyết rồng

Gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cân vô cùng hiệu quả, đẹp da, phòng chống bệnh ung thư, tốt cho máu huyết, người bị tim mạch, tiểu đường, chắc xương, cải thiện chức năng gan, thận,…Gạo lứt còn là một trong những bài thuốc quan trọng và hiệu quả trong nghệ thuật thực dưỡng.

Xem thêm: Trà Sâm Dứa Và Trà Lá Dứa Giống Hay Khác Nhau

1.8. Tác dụng của đậu đen xanh lòng

Đậu đen xanh lòng
Đậu đen xanh lòng

Thông thường đậu đen sẽ có nhân bên trong nhiều màu, một trong số đó có màu xanh lá nên gọi là đậu đen xanh lòng, loại này có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Đâu đen xanh lòng thực tế là cây đỗ đen. Tên khoa học là Cylindrica Skeels, thuộc họ Fabaceae. Là cây thân cỏ sống lâu năm, thân có lông, lá kép, gồm 3 lá nhỏ mọc so le, lá chép dài to. Khi xanh, quả có màu xanh, phần hạt bên trong cũng màu tím nhạt, khi chín già, phần quả khô, chín lộ rõ phần hạt bên trong màu đen. Có 2 loại hạt đậu đen là xanh lòng, trắng lòng.

Đậu đen xanh lòng bổ máu, giúp thanh lọc, giải độc cơ thể, rất tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu, giảm cân rất hiệu quả, ngoài ra còn làm đẹp da, hỗ trợ các bệnh như tiểu đường, gout, đau họng,…

1.9. Tác dụng của mè đen

Mè đen
Mè đen

Mè đen có nhiều tác dụng làm đẹp cho da, làm tóc lâu bạc, làm chậm tiến trình lão hóa, tốt cho đường tiêu hóa, người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, chữa chứng đầy hơi, tốt cho răng miệng, chống viêm,…

1.10. Tác dụng của thảo quyết minh

Trong thảo quyết minh có chất gọi là Anthraglucozit, chất này hỗ trợ tăng sự co bóp của đường ruột, giúp thông tiện, không gây đau bụng, táo bón. Ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn, giảm huyết áp, bổ thận, trị đau mắt đỏ, đau nửa đầu, mỡ máu cao, trị nấm,…

Thảo quyết minh
Thảo quyết minh

Trên là một số tác dụng nổi bật của các thành phần phổ biến tạo nên trà hoa ngũ cốc, khi mua trà hoa ngũ cốc bạn đọc thành phần gồm những gì từ đó bạn sẽ biết được trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì rồi…

Xem thêm: Trà Bancha – Lão Trà Chữa Bách Bệnh Không Lo Mất Ngủ

2. Cách làm trà hoa ngũ cốc giảm cân tại nhà đơn giản

2.1. Hỗn hợp ngũ cốc đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, gạo lứt giảm cân hiệu quả

Nguyên liệu cần có: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, gạo lứt theo tỉ lệ 1:1:1/2:1/2

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch hỗn hợp đậu, để ráo nước

Bước 2: Rang đậu. Đậu xanh và đậu đỏ rang nóng tới khi nào chuyển màu và hết mùi ngái đậu là được. Đậu đen và gạo lứt rang đến khi có mùi thơm.

Bước 3: Nghiền thành bột. Sau khi rang xong, bạn ủ các loại đậu, gạo lứt với giấy và quấn vải xung quanh khoảng 30 – 40 phút rồi đổ ra cho nguội hẳn. Sau đó đem nghiền hoặc xay thành bột mịn. Cuối cùng là cho vào trong các lọ thủy tinh đậy kín nắp để sử dụng dần.

Hỗn hợp ngũ cốc giảm cân nên uống trước bữa ăn, không uống với sữa đường để cho kết quả tốt nhất, uống 2 cốc mỗi ngày, kết hợp với ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ và chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý là OK.

Xem thêm: Trà Ướp Hoa Sói – Hạt Gạo Ngát Hương

2.2. Hỗn hợp gạo lứt, hạt cỏ cà ri, gừng, lá bồ công anh, hoa cúc giúp giải độc, thanh nhiệt, giảm stress, hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nguyên liệu cần có để làm trà hoa ngũ cốc có tác dụng giảm cân: gạo lứt, hạt cỏ cà ri, gừng, lá bồ công anh, hoa cúc

Cách thực hiện:

Bước 1: Giả sử hỗn hợp trên là 100% thì trộn gạo lứt (60%) với hỗn hợp còn lại (40%), mỗi loại 10%

Bước 2: Trộn đều hỗn hợp trên để vào một chiếc hũ thủy tinh để dùng lần lần

Bước 3: Cho hỗn hợp vừa đủ dùng vào nồi nước nhỏ khuấy nhẹ, lúc này bạn sẽ thấy mặt nước có bụi, hãy vớt ra và chắc bỏ nước này.

Bước 4: Đổ thêm nước, đậy nắp & đun sôi

Bước 5: Khi sôi, chỉnh lửa nhỏ lại, hầm khoảng 15 – 20 phút

Bước 6: Chắt nước, bỏ xác để nguội

Bước 7: Thưởng thức

Xem thêm: Sản phẩm Trà Móc Câu Thái Nguyên của Lộc Tân Cương

3. Giá trà hoa ngũ cốc dao động từ bao nhiêu?

Thành phần trong trà hoa ngũ cốc

Hiện nay trên thị trường giá trà hoa ngũ cốc dao động từ 60.000đ – 200.000đ / 1 hộp 500g. Giá có sự chênh lệch do các thành phần có trong trà nhiều hay ít. Bạn có thể tìm mua, tham khảo trên các kênh shopee, tiki,…

Trà hoa ngũ cốc là một loại thức uống dinh dưỡng mà chị em không thể bỏ qua. Với nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, chắc chắn đây là sự lựa chọn không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày. 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *