TRÀ CUNG ĐÌNH HUẾ: TÌM HIỂU VỀ LOẠI TRÀ DÂNG VUA

(Lưu ý: Lộc Tân Cương không kinh doanh sản phẩm này)

    Trà cung đình Huế được coi là thức uống “hạng sang” thời xưa, loại trà này chỉ thường được dùng cho các vua chúa, quan lớn trong cung. Với những tác dụng rất tốt cho sức khỏe từ những thảo dược có trong loại trà này mà hiện nay nó được rất nhiều người tìm đến và sử dụng.

1- Trà cung đình Huế là gì?

    Trà cung đình Huế là loại trà được tinh chế từ các vị thảo dược như:  Atisô, cúc hoa, cỏ ngọt, hoài sơn, đẳng sâm, đại táo,… Đây là một loại trà truyền thống tại Huế,  thời xưa thường được sử dụng cho vua chúa nên có tên gọi là trà cung đình. Vì được chế biến từ rất nhiều các loại thảo dược khác nhau cho nên loại trà này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, mỗi thành phần trong loại trà này đều có tác dụng khác nhau, tác động đến các bộ phận, cơ quan khác nhau của cơ thể. Trà cung đình Huế gồm các loại phổ biến như: Trà Quý Phi, Trà Minh Mạng, Trà Mẫu Hậu. 

Những thành phần trong trà cung đình

2- Thành phần trà cung đình huế bao gồm những gì? 

    Trà cung đình Huế được tinh chế từ khoảng 16 loại cây thảo dược khác nhau, chúng ta cùng điểm qua những thành phần tiêu biểu trong loại trà này và tác dụng của từng loại thành phần:

  • Atiso đỏ: Một thành phần không thể thiếu trong trà cung đình là Atiso. Các công dụng của loại này có thể kể đến như: Lợi tiểu, lợi mật, hạ nhiệt, hạ huyết áp, giảm độ nhớt của máu và kích thích ruột. Có tác dụng điều trị và ngăn ngừa ho, viêm họng, cảm cúm, chống nấm và bệnh ngoài da,…
Hoa atiso đỏ 
  • Cúc Hoa: Công dụng của cúc hoa trong trà cung đình Huế bao gồm: kháng khuẩn, điều trị các bệnh về cao huyết áp, các bệnh về mắt như: mắt đỏ, hoa mắt. 
Thành phần cúc hoa
  • Cỏ ngọt: là một loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae. Các tác dụng của loại cây có thể kể đến như: Giảm đau đầu mất ngủ, cân bằng lại huyết áp, điều hòa lượng đường trong màu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ mỡ máu và tiểu đường.
Cây cỏ ngọt
  • Hoài Sơn: Hay còn gọi là củ mài. Loại củ này có tác dụng: giúp bổ ngũ tạng, gân xương, những người bị suy nhược, bị các chứng bệnh về đường ruột, …
Hoài Sơn – Củ Mài
  • Đẳng Sâm: Thuốc có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể,tăng sức đề kháng. Có tác dụng với máu và hệ thống tạo máu, có lợi cho hệ tiêu hóa, hệ tim mạch. 
Đẳng sâm
  • Đại Táo: Đại táo có tác dụng trong việc chữa ho, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém, giúp cường lực, bổ trung, ích khí, trừ phiền muộn. Điều hòa các loại thuốc, bổ huyết, an thần, kiện tỳ.
Đại táo
  • Hồng Táo: Trị chứng mất ngủ, kích thích giấc ngủ tự nhiên. Cải thiện bệnh táo bón, giảm stress, lo lắng, căng thẳng. Chống oxy hóa và làm đẹp da.
Hồng Táo
  • Hồi Hoa: Điều trị thân gây ra đau lưng, các chứng bệnh như đầy hơi, chướng bụng…
Hồi Hoa
  • Cam Thảo Bắc: Cảm Thảo Bắc là một trong những vị thuốc được sử dụng từ lâu đời trong đông ý. Loại thảo dược này có tác dụng rất tốt cho những người bị các chứng bệnh như: viêm họng, ho, các bệnh liên quan đến dạ dày và giải độc.
Cam Thảo Bắc
  • Hoa Lài: Hoa Lài trong trà Cung Đình Huế có tác dụng điều hòa lưu thông máu, giảm stress, lo âu, đau đầu, giảm nhịp tim.
Hoa Lài
  • Hoa Hòe: Hoa hòe có tác dụng rất tốt cho những người có các chứng bệnh như: cao huyết áp, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt cơ ở đường ruột, tăng độ bền thành mạch,..
  • Thảo quyết minh: Hay còn gọi là đậu ma. Một trong những tác dụng lớn nhất của loại thảo dược này là điều trị chứng mất ngủ ngoài ra nó còn có tác dụng khác như: điều trị táo bón, nhuận tràng, các bệnh về da như hắc lào và chàm,…
Thảo quyết minh
  • Khổ Qua: Có tên gọi khác là mướp đắng. Loại quả này rất phổ biến đối với mọi người bởi nó được dùng để chế biến các món ăn khác nhau. Loại quả có các tác dụng rất tốt như: tăng cường miễn dịch, hỗ trợ những người bị tiểu đường, hỗ trợ tiêu hóa, các vấn đề về thị lực, thanh nhiệt giải độc và phòng chống ung thư,…
Khổ qua – Mướp đắng
  • Kỷ tử: Có các tên gọi khác như:  thiên tinh, địa tiên, khước lão, khởi tử, rau khởi,.. Là một loại quả được sử dụng rất nhiều trong Đông Y và là một thành phần không thể thiếu trong trà cung đình Huế. Quả kỷ tử có các tác dụng như: giúp cho tinh thần tỉnh táo, giảm đau đầu, căng thẳng mệt mỏi,  bổ Phổi và Thận, tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể.
Kỷ tử
  • Vối Nụ: Vối Nụ có tác dụng hỗ trợ điều trị gout, tiểu đường, giúp giảm mỡ máu. Hỗ trợ chữa đầy bụng, không tiêu, đau bụng đi ngoài và các bệnh như viêm gan và da vàng.

Xem Thêm: Trà Shan tuyết – Đệ nhất hương vị vùng cao Tây Bắc

Vối nụ
  • Tim Sen: Đây là phần cây mầm non trong hạt của cây hoa sen. Tác dụng của tim sen được nhiều người biết đến nhất đó là điều trị bệnh mất ngủ  ngoài ra tim sen có các tác dụng như: trị chứng sốt cao, mê man, chảy máu cam, trị chứng thận hư, di tinh,…
Tim Sen

3 – Trà Cung Đình Huế Có Mấy Loại? Giá Trà Cung Đình Huế Là Bao Nhiêu?

    Trên thị trường hiện nay loại trà cung đình phổ biến nhất là Trà Cung Đình Huế Đức Phượng (hay còn gọi là trà cung đình Huế Nhất Dạ Đế Vương). Trà Cung Đình Đức Phượng có 3 loại chính là G8, G9 và G10. 

  • G8: Là loại thông thường phổ thông nhất.
  • G9: Có hương vị đậm đà hơn so với G8.
  • G10: Là loại cao cấp nhất, được đóng thành các túi nhỏ bên trong để tiện cho mỗi lần sử dụng và bảo quản.
Bao bì trà cung đình Huế

    Nhìn chung 3 loại trà cung đình G8, G9 và G10 đều có các thành phần nhau và không khác biệt nhau nhiều về chất lượng. Trà cung đình Huế có thể dễ dàng sử dụng giống như các loại trà thông thường khác. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng ấm pha trà khác để sử dụng trà cung đình.  Ngoài ra trà cung đình còn một loại khác như: Trà Minh Mạng (dùng cho đàn ông), Trà Quý Phi (loại trà này dùng cho phụ nữ), Trà Mẫu Hậu (dùng cho người lớn tuổi). Mỗi loại trà đươc phân ra có tác dụng tốt cho mỗi độ tuổi và giới tính khác nhau. 

    Giá bán trà cung đình Huế là bao nhiêu? Giá cả của từng loại như sau: với quy cách đóng gói là 500g/túi thì giá của mỗi loại như sau: G8 có giá khoảng 70.000đ, G9 có giá khoảng 80.000đ, G10 có giá khoảng 130.000đ. 

Xem Thêm: Bảng báo giá trà Thái Nguyên bao nhiêu 1kg năm 2020

4 – Công dụng của trà cung đình Huế với sức khỏe người uống

    Trà cung đình Huế được chế biến từ 16 loại thảo dược khác nhau nên nó có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cùng Lộc Tân Cương điểm qua những tác dụng tiêu biểu của loại trà này.

  • Điều trị và cải thiện chứng mất ngủ: Với các thảo dược như tim sen, thảo quyết minh và hồng táo thì chứng mất ngủ sẽ được cải thiện sau khi sử dụng trà.
  • Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
  • Giảm Cholesterol
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Thanh nhiệt, giải độc
Uống trà cung đình rất tốt cho sức khỏe
  • Hỗ trợ điều trị mụn: Những người có mụn do nguyên nhân từ gan thì trà cung đình Huế sẽ hỗ trợ bạn điều trị vì loại trà này rất tốt cho gan, thanh lọc giúp gan mạnh khỏe hơn.
  • Giảm cân và làm đẹp da: Loại trà Quý Phi trong trà cung đình Huế rất tốt trong việc làm đẹp và giảm cân cho chị em phụ nữ với những thành phần thảo dược hỗ trợ như lá sen, khổ qua. 
  • Tăng cường sinh lực, hỗ trợ trị Gout: Đây là tác dụng nổi bật nhất của trà cung đình Minh Mạng và điều chế riêng cho cánh mày râu. 
  • Tốt cho người già: Giải quyết được các vấn đề về huyết áp, tim mạch, mất ngủ, mắt sáng khỏe,….Bạn nên sử dụng trà cung đình mẫu hậu cho người lớn tuổi vì nó được điều chế giúp người già khỏe mạnh và minh mẫn hơn..
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận, bổ khí huyết.

Xem Thêm: Trà Olong có tác dụng gì với sức khỏe người uống trà

5 – Cách pha trà cung đình Huế

    Để tạo ra được trà cung đình Huế cần dùng tới 16 loại thảo dược khác nhau. Vậy cách pha trà cung đình Huế có gì đặc biệt, pha loại trà này có khác gì so với các loại trà thông thường khác không?

    Để có một ấm trà thơm ngon bạn cần kiên nhẫn và thực hiện kĩ càng từng bước, bước nào cũng quan trọng để tạo nên hương vị của từng chén trà.  Bạn có thể tham khảo các bước pha trà dưới đây nhé: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 

– Chuẩn bị lượng trà phù hợp với số lượng người uống và ấm pha

– Nước sôi

– Dụng cụ pha trà

  • Bước 2: Tráng ấm chén

– Dùng nước sôi tráng qua ấm chén và các dụng cụ lọc, chuyên trà 1 lượt nhằm vệ sinh các dụng cụ trước khi pha, đồng thời giúp ấm trà dậy hương pha trà sẽ ngon hơn.

  • Bước 3: Tráng Trà

– Cho trà vào ấm, đổ nước sôi vào ngập trà rồi rót ra ngay lập tức, công đoạn này giúp làm sạch trà và đánh thức trà.

  • Bước 4: Pha Trà

– Cho tiếp nước vào ấm (không nên đổ đầy ấm, chừa 1 khoảng trống giúp trà tỏa hương tốt hơn)

– Hãm trà trong vòng 3-5 phút.

– Rót hết nước qua chiếc lọc trà nhằm lọc cặn trà.

– Rót trà từ chuyên ra chén nhỏ và thưởng thức.

6- Mua trà cung đình Huế ở đâu?

     Trà cung đình Huế cũng đã khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay cùng với sự phát triển của mạng internet và công nghệ số bạn có thể mua loại trà ở rất nhiều nơi. Bạn chỉ việc ngồi tại nhà lên google.com và gõ từ khóa “trà cung đình Huế” nó sẽ đề xuất cho bạn những cửa hàng và địa chỉ mua hàng uy tín. Ngoài ra bạn có thể mua loại trà này trên các sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shopee và Lazada.

7- Kết Luận

    Trên đây là bài viết về trà cung đình của trà Lộc Tân Cương. Hi vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về loại trà này. Bài viết trên đây không khỏi những thiếu sót nếu bạn có những thông tin mới lạ hoặc ý kiến cá nhân bạn có thể để lại bình luận đóng góp bên dưới nhé! Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *