Cách Pha Trà Mật Ong Từ 7 Loại Nguyên Liệu “Ngon, Bổ, Rẻ”
(Lưu ý: Lộc Tân Cương không kinh doanh sản phẩm này)
Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa, có một nguồn carbohydrate tuyệt vời, có thể làm ngọt mà không ảnh hưởng đến lượng đường. Mật ong là một trong những nguyên liệu được dùng phổ biến nhất để pha với các loại trà. Trà mật ong có tác dụng gì? Một số tác dụng có thể kể đến như tạm thời làm giảm các triệu chứng cảm cúm, cung cấp nhiều Vitamin B, làm đẹp da, chống viêm, khi uống trà ấm pha cùng mật ong, cổ họng trở nên dễ chịu, làm dịu thanh quản,…
Mỗi khi pha trà, người ta thường cho 1 – 2 muỗng mật ong vào khuấy cùng để tạo vị dịu ngọt dễ uống, hương thơm đặc trưng làm nhiều người thích thú. Uống trà mật ong vừa ngon miệng, vừa dễ làm, bạn có thể dùng hằng ngày vào mỗi buổi sáng sớm thức dậy sẽ rất tốt cho sức khỏe. Cùng điểm qua 7 Cách pha trà mật ong mà người dùng hiện tại quan tâm nhất…
Xem thêm: Trà hoa ngũ cốc có tác dụng gì hay mà chị em đổ xô mua uống?
1. Trà xanh mật ong
Trà xanh là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới. Thành phần của trà xanh gồm nhiều chất chống oxy hóa, flavonoid và phytonutrients nên rất tốt cho sức khỏe.
Trà xanh mật ong có tác dụng gì? Một số công dụng từ trà xanh mật ong như nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, ngoài ra đây còn là thức uống giúp đẹp da, chống lão hóa. Ngoài ra, trong trà xanh còn có những tác dụng tiềm ẩn tốt cho tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư, tốt cho não bộ,…
Có rất nhiều cách pha trà xanh khác nhau: pha độc vị hoặc có thể kết hợp với những thực phẩm khác. Mỗi loại đều có một hương vị riêng, khẩu vị riêng mà tùy vào độ am hiểu mà người ta có thể tạo ra những loại trà xanh phù hợp.
Nguyên liệu để làm một ly trà xanh mật ong thơm ngon gồm:
10g lá trà xanh tươi
2 – 3 muỗng mật ong rừng (có thể tăng giảm để hợp khẩu vị)
2 quả chanh không hạt (tùy chọn để tạo thêm mùi vị)
Một vài viên đá
Thực hiện:
Lá trà xanh rửa thật sạch qua nước muối rồi để ráo rồi vò nát. Để vào bình (ấm) trà.
Chanh cũng rứa sạch, 1 trái cắt lát mỏng, 1 trái vắt lấy nước.
Đun sôi nước. Sau khi nước sôi, cho một ít vào ấm để tráng trà cho bớt đi mùi hăng cũng như làm sạch trà. Bỏ nước đó đi rồi rót vào tầm 200ml vào đậy nấp khoảng 15 phút hãm để trà ra chất.
Dùng một ly vừa uống, rót trà, 2 – 3 muỗng mật ong (tùy bạn điều chỉnh), 2 muỗng nước cốt chanh và vài lát chanh cắt lát (nhiều người có cho thêm đường phèn, nhưng ở đây mình chỉ dùng 100% mật ong để làm ngọt thì sẽ tốt hơn).
Khuấy đều & thưởng thức. Bạn có thể cho thêm đá tùy ý nhé ^__^
Xem thêm: Chè Vằng Có Tác Dụng Gì – Tất Tần Tật Thông Tin Về Chè Vằng
2. Trà lipton mật ong
Trà lipton mật ong là một giải pháp giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày nắng nóng, hoặc làm ấm bụng khi dùng nóng vào những ngày mưa, hay tráng miệng sau bữa ăn chẳng hạn…Chưa đến 2 phút, bạn đã có ngay một ly trà mật ong ngon lành ^__^
Nguyên liệu:
2 túi lọc trà lipton nhãn vàng
2 – 3 muỗng cà phê mật ong
1 quả chanh không hạt (tùy ý bạn nhé)
Một vài viên đá
Thực hiện:
Để 2 túi lọc trà lipton vào bình thủy tinh
Đun sôi khoảng 1 lít nước, sau khi nước sôi rót vào bình hãm trong 3 – 5 phút
Chanh bạn vắt lấy nước để riêng
Sau khi hãm trà xong, bạn rót ra ly một lượng đủ dùng, cho thêm nước cốt chanh, 2 – 3 muỗng cà phê mật ong vào khuấy đều, bỏ đá vào và thưởng thức.
Ở nhà nếu bạn có một cái bình lắc, hãy dùng bình lắc đều hỗn hợp trên cùng với đá luôn. Mình hay làm vậy thấy ngon hơn nhiều ^__^!
Trà mật ong lipton túi lọc này sẽ rất phù hợp với những bạn làm việc văn phòng, sau những buổi ăn, uống lạnh hay nóng đều ngon. Tuyệt vời nhất là vào những buổi thời tiết nóng bức mà có một ly trà chanh lipton mật ong lạnh thì còn gì bằng…
Xem thêm: Trà Nụ Vối – Hương Vị Dân Dã Miền Quê
3. Trà bưởi mật ong
Bưởi có tính thanh mát, chứa nhiều axit giúp tiêu hóa tốt, nhất là khi bạn ăn quá no, bên cạnh đó bưởi còn hỗ trợ đào thải chất béo dư thừa, tiêu mỡ, hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả.
Nguyên liệu cần có:
1 quả bưởi (dùng cả vỏ bưởi)
Mật ong rừng
Muối
Đường phèn
Thực hiện:
Gọt vỏ bưởi, lấy vỏ để riêng, cắt độ dài khoảng 3cm. Xong ngâm vỏ bưởi vào nước muối ngâm khoảng 1 tiếng
Phần tép bóc để riêng
Sau khi ngâm muối xong, mang vỏ bưởi xả sạch với nước lạnh một lần nữa rồi cho vào nồi nước đun khoảng 10 phút đến khi vỏ bưởi mềm và bạn thử không còn vị đắng là được
Lấy một cái nồi (nồi phải sạch 100%, không dính mỡ dầu), cho vỏ bưởi và tép bưởi vào, thêm đường phèn và 1 bát nước, đun trong vòng 1 giờ, vừa đun vừa đảo đều
Đun đến khi bạn thấy nước trong nồi sánh lại và ngả sang màu vàng là được
Tắt bếp, để hỗn hợp nguội thì cho mật ong vào, đảo đều. Chuẩn bị các lọ thủy tinh sạch, khô ráo để bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
Khi uống, bạn có thể hòa cùng nước ấm hoặc trà xanh ấm đều rất ngon. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Trà Thảo Mộc – Trà Hay Thuốc?
4. Trà hoa cúc mật ong
Trà hoa cúc ̣(trà bông cúc) là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô. Là loại nước sắc làm từ hoa Chrysanthemum morifolium (cúc hoa trắng) hoặc Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng), rất phổ biến ở Đông Á.
Trà hoa cúc mật ong không chỉ là một thức uống đầy tinh tế mà còn có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo Đông Y, hoa cúc có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và ngăn ngừa suy nhược thần kinh,…
Nguyên liệu chuẩn bị:
10g hoa cúc khô (hoa cúc trắng hay vàng đều được)
Mật ong rừng
200ml nước
Bạn có thể bỏ thêm cam thảo, đường phèn thêm đều được
Cách thực hiện:
Hoa cúc rửa sạch rồi đề cho ráo nước
Đun 200ml nước sôi, bỏ cùng lúc hoa cúc (cam thảo, đường phèn), đun sôi trong 2 phút để các nguyên liệu ra hết chất
Dùng lược hoặc rây lược bỏ bã, lấy nước để uống
Cuối cùng bạn cho khoảng 2 muỗng cà phê mật ong vào khuấy đều và thưởng thức thôi. À mình thấy có người nặng ít nước cốt chanh vào để thêm hương vị nữa ^__^
Một tách trà hoa cúc mật ong cho một buổi chiều se lạnh thì còn gì bằng nữa…
5. Trà atisô mật ong
Atisô có tên khoa học là Cynara scolymus, là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn.
Atisô có hình cầu, với nhiều lớp chồng lên nhau, phần này chính là hoa của cây. Lá dài , có răng cưa, dọc theo thân cây được sấy khô để làm trà atisô. Trà atisô có hương vị cỏ cây tự nhiên, tác dụng chính có thể giúp giảm mức cholesterol và huyết áp.
Trà atisô có thể kết hợp với mật ong để tăng hương vị, một số tác dụng khác của trà atisô mật ong là có nhiều chất chống oxi hóa ngăn ngừa ung thư, thanh nhiệt giải độc, có thể dùng uống trong quá trình giảm cân, tốt cho da.
Nguyên liệu:
1 Kg hoa atisô
2 muỗng cà phê mật ong rừng
Cách làm:
Hoa atisô rửa sạch sau đó cắt nhỏ thành sợi
Mang phơi nắng đến khi thấy hoa khô lại hoàn toàn thì bảo quản trong túi kín gió
Khi giai đoạn phơi xong, bạn đun 1 lít nước + 50g hoa. Ban đầu để lửa lớn cho hỗn hợp sôi lên, xong chỉnh lửa nhỏ lại (giống như hầm) cho tinh chất trong atisô ra hết.
Hoặc bạn có thể bỏ vào ấm trà chừng 10g hoa atisô, rót nước sôi vào đậy nắp hãm trong 10 phút rồi rót ra thưởng thức.
Nếu bạn thích vị ngọt hãy thêm chừng 2 muỗng cà phê mật ong vào là được nhé ^__^
6. Trà hoa lài mật ong
Nguyên liệu:
5 bông hoa lài khô
2 muỗng cà phê mật ong rừng
ấm trà
Cách làm:
Bỏ hoa lài vào ấm, sau đó đun nước sôi rót vào và đổ ngay ra, bước này là để tráng trà cho khỏi bụi bẩn và kích thích hương thơm từ hoa lài
Rót nước đầy ấm, lưu ý nên để nước nguội bớt (tầm 80 độ) vì nếu dùng nước sôi già thì trà sẽ không thơm và sẽ không được ngọt nước.
Đậy nắp hãm từ 7 – 10 phút rồi rót ra, cho thêm mật ong vào và thưởng thức. Vô cùng dễ dàng luôn ^__^
Uống trà hoa lài có tác dụng làm giảm cholesterol, tốt cho máu huyết, ngăn ngừa tai biến mạch máu não, thư giãn, xã stress hiệu quả.
Ngoài hoa lài, bạn còn có thể kết hợp thêm cho loại trà mật ong này nhiều thứ khác như kỷ tử, cam thảo, trà xanh, cỏ ngọt hay táo đỏ chẳng hạn.
Xem thêm: Hướng Dẫn Các Cách Pha Trà Sữa Tại Nhà
7. Trà kỷ tử mật ong
Kỷ tử, tên khoa học là Fructus Lycii, còn có rất nhiều tên gọi khác như câu kỷ tử, câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, khủ khởi hay củ khỉ.
Kỷ tử sử dụng quả chín phơi khô, quả chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, trong có nhiều hạt, hình thân dẹt. Được sử dụng hầu hết trong các bài thuốc Đông Y ở Trung Quốc.
Quả chứa betain, 8 – 10% acid amin trong đó chừng một nửa ở dạng tự do, acid ascorbic (vitamin C), caroten, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, tinh dầu và các nguyên tố vi lượng như phospho, canxi, sắt.
Tác dụng nổi bật của loại này là bổ máu, sáng mắt, thải độc, trị thận hư, đau lưng, mỏi gối, di tinh, huyết trắng ra nhiều, bổ thận, sinh tinh, tăng chất lượng tinh trùng,…
Lưu ý những phụ nữ mang thai, người bị tiêu chảy nên hạn chế sử dụng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
15g kỷ tử
Mật ong rừng
Nước sôi
Ấm trà hoặc cốc uống nước
Thực hiện:
Kỷ tử rửa sạch, xong để ráo nước
Cho kỷ tử vào ấm hoặc cốc uống nước, rót ít nước sôi vào đổ ra ngay, bước này để tráng sơ kỷ tử cho sạch
Rót tiếp nước sôi đầy ấm (đầy cốc), đậy nắp hãm trong 15 phút
Vậy là xong, rót nước ra, cho thêm mật ong rừng để tăng khẩu vị nếu bạn thích *__*
À, bạn có thể làm trà kỷ tử kết hợp cùng một số thảo dược khác như hoa cúc, táo đỏ, vài lát chanh đều được & rất tốt nữa.
Xem thêm: Trà Bancha – Lão Trà Chữa Bách Bệnh Không Lo Mất Ngủ
Hy vọng 7 Công thức trà mật ong trên sẽ giúp bạn giải nhiệt vào những ngày nóng bức và ấm áp trong những ngày mưa…Còn rất nhiều loại trà khác kết hợp cùng mật ong, nếu bạn biết về nó hãy bình luận chia sẻ cách làm để mọi người cùng biết nhé ^__^