Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Tây Bắc Việt Nam là một trong những nơi sản sinh ra những cây trà của thế giới. Cây trà cổ thụ (hay còn gọi là cây chè cổ thụ), đây là cây trà chắc hẳn còn khá xa lạ đối với các bạn, đặc biệt là người dân miền Nam. Có người hỏi: cây trà xanh cổ thụ hay cây hoa trà cổ thụ có phải là cây trà cổ thụ trăm năm đó không? Câu trả lời là KHÔNG, 2 loại này thuộc giống cây kiểng dùng để trang trí, còn đây là một loại cây trà để lấy búp đem đi chế biến thành trà để uống & thưởng thức.
Nguồn gốc của cây trà cổ thụ
Cây chè cổ thụ, tên khoa học là Camellia taliensis (người miền Bắc hay gọi là cây chè tuyết hay cây chè shan tuyết), đây là loại cây mọc hoang từ nghìn năm trước ở vùng núi phía Bắc nước ta. Chính vì lẽ này mà người ta gọi nó với cái tên là cổ thụ, ý nói đây là cây lâu năm, nó gắn bó với biết bao thế hệ của người Việt.
Chè cổ thụ tồn tại qua rất nhiều thế hệ của người dân tộc Tày, Dao, Mông. Có những vườn chè được người dân phân chia để chăm sóc có tuổi thọ vài trăm năm tuổi, loại cây này nhiều ở những vùng núi cao phía Bắc nước ta, cụ thể Suối Giàng, Tà Xùa, Sơn La hay Yên Bái nhưng nhiều nhất là ở vùng chè Hà Giang.
Cây chè tuyết sống ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc ở độ cao từ 800m đến 2000m so với mực nước biển, nơi đây khí hậu quanh mát mẻ, có tháng rét đậm, rét hại, có nơi tuyết rơi vào mùa đông rất khắc nghiệt, ấy vậy đây là điều kiện thuận lợi để cây trà cổ thụ sinh sống, vẫn cho búp đều đặn mà không cần nhiều sự giúp đỡ của con người (tưới tiêu, phân bón hay thuốc trừ sâu), bởi vậy đây cũng là một trong những loại trà được cho là siêu sạch.
Trà cổ thụ có gì đặc biệt?
Khác với các loại trà khác như trà ở Thái Nguyên, trà Lâm Đồng,…đều nhỏ bé, cao tầm ngang ngực, khi hái người dân cũng chỉ đứng dưới đất mà hái. Còn chè cổ thụ cây cao và to hơn nhiều lần, cây nhỏ thì ngang ngực, có cây cao vài mét, chục mét hay có những cây tận rừng sâu người ta khám phá ra cao đến 20 – 30 mét. Để hái chè shan tuyết, người dân phải trèo lên cây, lên cành để mà hái vô cùng vất vả.
Gốc cây là bộ phận to nhất, tùy vào tuổi của nó mà độ to cũng cứ thế mà lớn dần theo thời gian. Có những gốc từ 300 năm tuổi – 500 năm tuổi, thậm chí là nghìn tuổi.
Trung bình cây cao khoảng 5m, những cây to thường cao trên 10m. Đây cũng là lý do tại sao người dân nơi đây lại rất vất vả để hái những búp trà shan tuyết cổ thụ để chế biến, họ phải leo lên tận những cành cao nhất để hái những búp trà non ngon nhất.
Đường kính của thân to hơn một vòng tay người trưởng thành, đối với những gốc lâu đời, thân nó có thể to đến mức 3 vòng tay người trưởng thành ôm mới xuể.
Búp trà cổ thụ xanh mướt, được phủ một lớp lông trắng như tuyết tạo nên nét đặc trưng cho loại trà xứ Tây Bắc này.
Hương vị của trà cổ thụ
Trà cổ thụ khi pha xong màu nước vàng óng, sánh & trong. Trong hương thơm của trà cổ thụ, bạn có thể nhận ra đâu đó mùi hương khói bếp, có chút mùi hương của hoa lan, hương thơm lâng lâng ngào ngạt phảng phất đến lạ. Vị trà tiền chát dịu, sau đó là hậu vị ngọt sâu lắng.
Tham khảo thêm bài viết: Cách pha trà shan tuyết - Trà xanh cổ thụ
Những công dụng của trà cổ thụ
Trà cổ thụ là một trong những loại trà có dược tính cao nhất, trà không những sạch, mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, một số công dụng như:
Tốt cho tim mạch
Tốt cho máu huyết
Tốt cho người bệnh tiểu đường
Tốt cho tinh thần
Chống lão hóa
Lợi tiểu, bài trừ độc tố
Đó là những kiến thức về chè cổ thụ, một trong những báu vật của nước ta. Tại Lộc Tân Cương, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ tại những vùng trà nổi tiếng như Sơn La, Hà Giang hay Suối Giàng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Tham khảo thêm các sản phẩm: