TRÀ BANCHA – LÃO TRÀ BÁCH NIÊN CHỮA BÁCH BỆNH
(Lưu ý: Lộc Tân Cương không kinh doanh sản phẩm này)
Trà bancha là thức uống được chế biến từ lá trà nhiều năm. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe thì trà xanh bancha được xem là thứ dược liệu quý. Hãy cùng loctancuong.vn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu tất cả thông tin về loại trà này nhé:
1. Trà bancha là gì?
Bancha được đặt theo cách gọi của người Nhật. “Ban” tức là nhiều, “cha” tức là trà. Bancha là loại trà được làm từ lá trà già trên cây trà sống lâu năm.
Trà bancha hay trà ban cha được đề cập đến ở bài viết này là loại trà được chế biến bằng cách hái những lá trà già trên cây trà shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, sau đó mang đi sấy khô và hãm lấy nước uống.
Trà shan tuyết là loại cây có thân cao to, thậm chí có cây cao đến vài chục mét, hai người trưởng thành ôm không hết nổi thân cây. Chính vì thế mà loại trà này còn có tên gọi khác là cây trà cổ thụ, trà shan tuyết cổ thu là loại cây mọc tự nhiên trên các dãy núi phía Bắc, không qua bàn tay chăm bón của con người, những cây trà shan tuyết cổ thụ sống quanh năm nhờ vào sương mù tưới mát, khí hậu mát mẻ và độ ẩm thích hợp tạo điều kiện cho cây phát triển tươi tốt.
Chính vì mọc tự nhiên không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu nên cây trà gần như là trà organic, trà hữu cơ rất sạch và có dược tính rất cao. Cây trà Shan tuyết cổ thụ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang có rất nhiều lá già nên được người dân sử dụng làm trà ban cha vì mục đích tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Xem thêm: Trà Nụ Vối – Hương Vị Dân Dã Miền Quê
2. Cách ủ trà ban cha
1. Thu hái lá trà già từ 3 năm tuổi trở lên trên cây cổ thụ, loại bỏ những lá bị sâu và hư.
2. Lá sau khi hái về đem rửa sạch, để ráo, rồi nhúng sơ qua nồi nước sôi nhằm làm sạch lá trà.
3. Đem ủ lá trà 1 đêm rồi đem phơi ở chỗ mát như trong phòng thoáng có gió lùa
4. Sau khi lá khô, đem xao trên lửa nhỏ, đảo đều tay, cẩn thận tránh làm cho lá trà bị vỡ vụn.
5. Đóng gói và bảo quản
3. Trà bancha và trà xanh giống hay khác nhau
Thay vì chỉ sử dụng búp non để làm trà như trà xanh thì trà bancha lại tận dụng những lá trà già từ 3 – 5 năm hoặc lâu hơn càng tốt. Lá trà shan tuyết được sử dụng làm trà ban cha rất to và dài, thậm chí có lá dài đến gần cả gang tay người trưởng thành. Điều đặc biệt lá trà phải hái bằng tay vì hầu như lá trà không bao giờ tự rụng, trừ khi chặt đứt cành hoặc lá bị sâu ăn.
Trà xanh được làm từ búp trà non thường được ưa chuộng hơn vì cánh trà đẹp và vị ngon hơn. Tuy nhiên loại trà này thường có lượng caffein và tính axit cao, nếu sử dụng quá liều lượng cho phép sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: khó chịu dạ dày, kích thích lên hệ thần kinh trung ương, làm tim đập nhanh hơn, mất ngủ,…
Xem thêm: Trà Móc Câu Thái Nguyên Tốt Cho Người Tiểu Đường, Mỡ Máu
Trà bancha được xem là lành tính hơn trà xanh bởi lá trà già chứa lượng caffein và axit thấp hơn, lá trà càng già lượng caffein càng thấp và gần như bằng 0. Tuy nhiên, lá trà già thường sẽ có vị chát hơn lá trà non nhưng vẫn giữ nguyên được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
4. Tác dụng của trà bancha
Được đánh giá là thức uống có nhiều dược tính tốt có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Vậy trong thực dưỡng, uống trà bancha có tác dụng gì?
Tác dụng của trà bancha:
- Tăng sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tật
- Hỗ trợ tiêu hóa tốt
- Trà bancha giảm cân rất tốt
- Làm giảm Cholesterol, tan mỡ thừa trong máu
- Chữa chứng rối loạn dạ dày, đau thắt ruột, đầy hơi
- Dùng làm nước xúc rửa mũi họng, rửa các vết thương và vệ sinh phụ nữ
- Giúp điều hòa thân nhiệt, giải độc cơ thể
- Giúp làn da mịn màng, chống lão hóa
- Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường
- Ngăn ngừa ung thư
- Khử mùi hôi chân
Xem thêm: Trà Phổ Nhĩ: Tìm hiểu về loại trà nổi tiếng của Trung Quốc
Uống trà bancha có mất ngủ không?
Như đã nói, lá trà bancha được làm từ những lá trà già lâu năm nên hầu như lượng caffeine rất thấp nên sẽ không gây ra hiện tượng mất ngủ. Do đó, những người dễ bị mất ngủ, người già và trẻ em đều có thể dùng được loại trà này. Đặc biệt, trà già bancha rất phù hợp cho những người ăn chay, tịnh tâm tu thiền.
Caffeine chất tìm thấy trong cà phê có tác dụng làm hưng phấn và căng thẳng thần kinh, sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra tình trạng mất ngủ) rất thấp.
5. Cách pha trà xanh bancha
Dùng khoảng 10 lá trà ban cha nguyên hoặc 1 nhúm trà bancha nát (có thể tự điều chỉnh tùy khẩu vị đậm nhạt). Cho lá trà xanh bancha vào ấm đất và hãm với nước sôi 100 độ C khoảng 30 phút hoặc dùng nồi đun sôi khoảng 15 phút là uống được. Trà hãm càng lâu uống càng ngon.
Trà xanh bancha sau khi pha cho ra nước màu vàng, hương thơm lá trà tự nhiên là đạt yêu cầu.
6. Kết hợp trà ban cha với các thực phẩm khác chữa bệnh
Uống trà già bancha rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu kết hợp trà bancha với các thực phẩm khác như: trái mơ muối, sắn dây,.. sẽ trở thành một bài thuốc thần kỳ chữa được rất nhiều bệnh. Dưới đây là 3 cách làm trà bancha thực dưỡng chữa bệnh:
6.1. Trà bancha sắn dây
Sắn dây kết hợp với trà già bancha có tác dụng tốt cho đường ruột, có thể phòng ngừa và chữa bệnh viêm ruột thừa, đặc biệt là tiêu chảy; viêm thanh quản, ho gà.
Cách làm trà ban cha sắn dây:
Chuẩn bị:
- 1muỗng cafe bột sắn dây
- 1 tách trà ban cha nóng
- 1 nhúm muối biển
Thực hiện:
Cho 1 ít nước lạnh vào bột sắn dây khuấy tan cho đến khi sệt. Cho muối và trà ban cha đang nóng vào khuấy đều đến khi bột trong lại và dùng khi còn nóng.
6.2. Trà bancha mơ muối
Sự kết hợp này có tác dụng giải trừ mệt mỏi, cải thiện sức khỏe, cải thiện hệ tuần hoàn và hỗ trợ tiêu hóa.
Cách làm trà ban cha mơ muối:
Chuẩn bị:
- 1 quả mơ muối, tách lấy phần thịt của quả
- 1/3 muỗng cafe tương tamari/shoyu
- Gừng tươi, mài vắt lấy 3 -5 giọt nước cốt gừng
- 1 nhúm nhỏ trà bancha
Thực hiện:
- Đun sôi trà bancha khoảng 5 phút sau đó tắt lửa và rót ra cốc, lọc bỏ cặn trà.
- Cho tất cả nguyên liệu: thịt quả mơ muối + nước tương tamari + nước cốt gừng vào trà ban cha và khuấy đều hỗn hợp. Cho 1 nửa hoặc nguyên trái mơ muối (ướt), vài giọt tương, vài giọt nước gừng mài.
- Chờ 1-2 phút khi các nguyên liệu đã ngấm vào nhau rồi thưởng thức khi còn ấm.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp trà xanh bancha với tương tamari để làm thức uống có tác dụng tăng cường sinh lực, tiêu biến mệt mỏi, điều hòa nhịp tim, ngăn chảy máu cam. Bằng cách cho 1 muỗng cafe nước tương tamari vào cốc nước trà ban cha đã đun sôi và loại bỏ bã trà, uống trà khi còn nóng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
6.3. Trà già bancha kết hợp muối biển chữa đau mắt
Hòa tan 1/3 muỗng cafe muối biển với 1 cốc nước trà bancha đã pha còn ấm. Dùng tăm bông sạch nhúng vào hỗn hợp và vệ sinh cả bên trong và ngoài mắt hoặc dùng nước chườm lên mắt 10 phút.
6.4. Trà ban cha giúp hạ sốt
Cho 1 nhúm cuống hành lá bằm vào 1 cốc nước trà ban cha sôi, sau đó cho thêm 1 nhúm muối vào hòa tan và uống khi còn nóng.
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về trà ban cha cho những ai chưa biết về trà và muốn thực hiện cách pha trà chữa bệnh tại nhà. Nếu có những thắc mắc cần tư vấn hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp tận tình. Cảm ơn và chúc bạn đọc nhiều sức khỏe.
Tham khảo thêm bài viết về trà lá vối và tác dụng của trà tại đây: Trà Lá Vối
Giới thiệu đến mọi người trà bancha An Bằng tại Quảng Nam. Trà được thu hái từ đồi chè ở núi An Bằng, nói không với thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Mọi người tìm hiểu thêm tại: https://www.facebook.com/AnBangBanChaTea