CÔNG THỨC TRÀ TẮC NGON – TUYỆT CHIÊU BÁN 100 LY MỖI NGÀY
Bạn đang tìm công thức trà tắc cũng như cách pha trà tắc đơn giản có thể thực hiện tại nhà nhưng lại thơm ngon như ở quán, hãy tham khảo bí quyết pha trà tắc siêu ngon dưới đây:
1. Trà tắc là gì?
Trà tắc (trà tắc tiếng anh là Citrus mitis) là một loại thức uống được chế biến kết hợp từ trà, quả tắc (quả quất) và đường. Trà tắc ngày nay không chỉ nổi tiếng với hương vị thơm ngon, chua ngọt dễ uống mà nó còn được xem là bài thuốc chữa và phòng ngừa được rất nhiều bệnh.
Gần đây, khắp các đường phố Sài Gòn, Hà Nội còn rộ lên hàng loạt các quán trà tắc vỉa hè với hình ảnh ly trà tắc khổng lồ thu hút nhiều bạn trẻ tìm đến và thưởng thức. Bên cạnh đó, cũng không ít người đua nhau học cách làm để bán trà tắc, cách pha trà tắc tại nhà nhằm góp phần kiếm thêm thu nhập.
Dưới đây Lộc Tân Cương sẽ hướng dẫn bạn các công thức trà tắc pha tại nhà đơn giản, thơm ngon và an toàn, giúp bạn tiết kiệm được chi phí mà vẫn có được 1 ly trà tắc siêu ngon, đảm bảo sức khỏe.
2. Các công thức trà tắc tại nhà đơn giản
2.1. Chọn trà pha trà tắc ngon
Có rất nhiều loại trà dùng để pha trà tắc, dưới đây là 3 loại trà phổ biến nhất:
– Trà xanh (trà thái nguyên): trà thái nguyên có vị chát nhẹ, hậu ngọt dịu, màu vàng xanh nên khi pha với tắc sẽ làm hài hòa với vị chua cũng như màu sắc của quả tắc làm cho hương vị của ly trà tắc ngon hơn rất nhiều.
Mua trà thái nguyên sạch – ngon bằng cách ấn nút mua ngay
– Trà ướp hoa: bạn có thể sử dụng trà ướp hoa lài (hoa nhài), trà ướp sen,… pha trà tắc để tăng thêm hương thơm và hấp dẫn hơn.
Mua trà ướp hoa thật tự nhiên tại đây
– Trà túi lọc có sẵn: trà tắc cozy, trà tắc lipton, trà đào cozy,… các loại trà này đều có thể sử dụng pha trà tắc rất đơn giản, tuy nhiên vì là trà được pha chế sẵn nên khi pha trà tắc sẽ không còn hương vị tự nhiên nữa.
2.2. Các công thức trà tắc
2.2.1. Công thức trà tắc truyền thống
Chuẩn bị:
- 5 – 8gr trà thái nguyên hoặc trà ướp hoa
- 6 quả tắc
- 4 muỗng canh đường
Các bước thực hiện:
Bước 1: Hãm trà
Cho trà vào ấm, cho nước sôi 90 độ C vào ấm vừa đủ ngập mặt trà và rót ra liền. Mục đích công đoạn này để tráng trà và giúp đánh thức lá trà dậy hương hơn.
Đổ tiếp nước sôi (90 độ C) vào đầy ấm và hãm trong vòng 30 – 60 giây rồi rót ra cốc, tránh trường hợp ngâm quá lâu trà sẽ bị đắng chát.
Bước 2: Sơ chế tắc
Tắc rửa sạch để ráo nước. Sau đó cắt đôi những quả tắc và vắt lấy nước cốt tắc (dùng lược để loại bỏ hạt) vào cốc đựng nước trà.
Phần vỏ tắc bạn có thể thái mỏng và cho vào hỗn hợp để tăng thêm độ bắt mắt và hương thơm.
Bước 3: Cho đường vào
Cho đường từ từ vào hỗn hợp trà và tắc, khuấy đều và nêm nếm theo khẩu vị.
Bạn có thể uống trà tắc nóng hoặc lạnh tùy thích. Nếu uống lạnh cần tăng thêm lượng đường và cho đá vào là có thể thưởng thức.
Ở công thức này bạn có thể tùy chỉnh thêm các loại thực phẩm khác vào như: trà tắc nha đam (nha đam cắt hạt lựu nhỏ); trà tắc đường phèn (thay cho đường cát trắng); trà tắc thạch; trà tắc thạch trân châu trắng/ đen; trà tắc gừng, trà tắc dừa;….
2.2.2. Công thức trà tắc xí muội (ô mai)
Chuẩn bị:
- 50gr trà xanh
- 6 viên xí muội
- 6 – 7 quả tắc
- 6 muỗng canh đường
- Đá viên
Cách bước thực hiện:
Bước 1: Hãm trà
Cho trà vào ấm, cho nước sôi 90 độ C vào ấm vừa đủ ngập mặt trà và rót ra liền. Mục đích công đoạn này để tráng trà và giúp đánh thức lá trà dậy hương hơn.
Đổ tiếp nước sôi (90 độ C) vào đầy ấm và hãm trong vòng 30 – 60 giây rồi rót ra cốc, tránh trường hợp ngâm quá lâu trà sẽ bị đắng chát.
Bước 2: Sơ chế tắc và xí muội
Tắc bỏ cuốn, rửa sạch và để ráo nước.Kế tiếp cắt quả tắc làm đôi và vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.
Quả xí muội dùm tâm đâm vài lổ hoặc dao cắt thành từng miếng nhỏ. Chừa lại 2 – 3 quả để trang trí nếu thích.
Bước 3: Pha chế
Cho 65ml nước đường, nước cốt tắc, vỏ tắc, xí muội cắt nhỏ vào nước trà và khuấy đều. Sau đó cho đá viên vào và trang trí quả tắc hay xí muội còn dư lên cho đẹp mắt rồi thưởng thức.
Ở công đoạn này nếu bạn có bình lắc shaker thì có thể cho tất cả hỗn hợp kể cả đá vào, rồi dùng tay lắc mạnh cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Sau đó đổ hỗn hợp ra ly và thưởng thức.
2.2.3. Công thức trà tắc mật ong
Chuẩn bị:
- 5 – 8gr trà thái nguyên hoặc trà ướp hoa
- 6 quả tắc
- 4 muỗng canh mật ong
Các bước thực hiện:
Bước 1: Hãm trà
Cho trà vào ấm, cho nước sôi 90 độ C vào ấm vừa đủ ngập mặt trà và rót ra liền. Mục đích công đoạn này để tráng trà và giúp đánh thức lá trà dậy hương hơn.
Đổ tiếp nước sôi (90 độ C) vào đầy ấm và hãm trong vòng 30 – 60 giây rồi rót ra cốc, tránh trường hợp ngâm quá lâu trà sẽ bị đắng chát.
Bước 2: Cho tắc vào
Tắc rửa sạch để ráo nước. Sau đó cắt đôi những quả tắc và vắt lấy nước cốt tắc (dùng lược để loại bỏ hạt) vào cốc đựng nước trà.
Phần vỏ tắc bạn có thể thái mỏng và cho vào hỗn hợp để tăng thêm độ bắt mắt và hương thơm.
Bước 3: Cho mật ong vào
Cho mật ong vào hỗn hợp trà và tắc, khuấy đều và nêm nếm theo khẩu vị.
Bạn có thể uống trà tắc nóng hoặc lạnh tùy thích. Nếu uống lạnh cần tăng thêm lượng đường và cho đá vào là có thể thưởng thức.
2.2.4. Công thức trà tắc hạt chia
Chuẩn bị:
- 5 0gr trà thái nguyên
- 6 quả tắc
- 4 muỗng canh đường
- 2 muỗng canh hạt chia
Các bước thực hiện:
Bước 1: Hãm trà
Cho 50gr trà vào ấm, kế tiếp cho nước sôi 90 độ C vào ấm vừa đủ ngập mặt trà và rót ra liền để tráng trà.
Đổ tiếp nước sôi 90 độ C vào đầy ấm và hãm trong vòng 1 phút rồi rót ra cốc, không nên ngâm trà quá lâu, trà sẽ bị đắng chát.
Bước 2: Sơ chế tắc và hạt chia
Tắc rửa sạch để ráo nước. Sau đó cắt đôi những quả tắc và vắt lấy nước cốt tắc bỏ hạt.
Hạt chia có thể ngâm nước lọc riêng khoảng 5 – 10 phút hoặc ngâm trực tiếp trong nước trà.
Bước 3: Pha chế
Cho đường, hạt chia, nước cốt tắc vào nước trà và khuấy đều. Cho đá vào là bạn đã có ngay ly trà tắc hạt chia và thưởng thức ngay thôi.
2.2.5. Công thức trà tắc sả
Chuẩn bị:
- 3 cây sả
- 70g trà xanh
- 100 quất
- 1 quả chanh
- Đường
- Ít muối
- Nước lọc
Các bước thực hiện:
– Cho trà vào ấm, rót ít nước sôi vào để tráng trà rồi đổ đi ngay. Kế đến cho 1,5 lít nước đun sôi 90 độ C vào và hãm trà trong khoảng 5 phút rồi rót ra.
– Cho đường vào nước trà đang nóng cho nhanh tan và cho 1 lượng vừa đủ sao cho vừa miệng.
– Sả rửa sạch, cắt khúc nhỏ và đập giập.
– Cho sả vào nồi, đổ nước ngang mặt sả rồi đun khoảng 10 phút. Khi đun, bạn nhớ đậy nắp nồi để mùi sả không mất nhiều. Sau đó chắt lấy phần nước sả vừa đun.
– Pha hỗn hộp nước trà đã pha với đường + nước cốt sả và khuấy đều. Vắt thêm ít tắc và chanh rồi nêm thêm ít muối cho vừa miệng.
– Có thể trang trí vài lát chanh lên ly trà tắc và thưởng thức. Thêm đá để uống lạnh tùy thích.
3. Uống trà tắc có giảm cân không?
Uống trà tắc có giảm cân không? Uống trà tắc có mập không? Uống trà tắc nhiều có tốt không? … Là những câu hỏi luôn xuất hiện nhiều nhất trên trang tìm kiếm không chỉ của chị em phụ nữ mà của hầu hết những tín đồ ghiền trà tắc. Vậy uống trà tắc có tác dụng gì?
3.1. Trà tắc có tác dụng giảm cân
Trong trà xanh có chứa thành phần cafein, chất chống oxy hóa và hàm lượng axit amin. Đây là các thành phần chủ yếu có tác dụng giúp đánh tan mỡ thừa, chất béo trong cơ thể một cách hiệu quả. Hơn nữa, khi kết hợp với quả tắc thì tác dụng giảm cân càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi pha trà tắc giảm cân bạn nên cho ít đường, dùng đường ăn kiêng hoặc có thể thay đường bằng mật ong hoặc cỏ ngọt.
3.2. Trà tắc giúp tăng cường hệ miễn dịch
Trong quả tắc chứa nhiều vitamin C giống như chanh và cam, giúp kích thích sự tăng trưởng của tế bào mới, hệ thống miễn dịch, nhờ đó giúp cơ thể tránh được virut, nhiễm trùng, vi khuẩn và nấm.
3.3. Trà tắc ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Cả trong trà xanh và tắc đều chứa hàm lượng chất catechin giúp cân bằng lượng đường trong cơ thể, nhờ vào đó làm giảm khả năng tích tụ đường trong máu, nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường.
Lưu ý: đối với người bệnh tiểu đường chỉ nên pha trà tắc với đường dành cho người tiểu đường.
3.4. Trà tắc chữa ho, giảm đau họng
Trà gừng tắc mật ong được xem là loại nước chữa ho hiệu quả. Trong quả tắc (quả quất) chứa nhiều pectin, tinh dầu, các vitamin có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, hen suyễn và kháng khuẩn.
3.5. Trà tắc giúp sáng mắt
Trong trà tắc có chứa hàm lượng vitamin A và β – carotene giúp hạn chế được thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể bằng cách làm giảm quá trình oxy hóa, giảm căng thẳng ở võng mạc mắt.
3.6. Trà tắc giúp thải độc, đẹp da
Uống trà tắc với mật ong; gừng; sả thường xuyên giúp giải độc gan, thận hiệu quả vì nước tắc giúp lợi tiểu. Ngoài ra, trong trà tắc chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm, cải thiện làn da, tăng cường collagen giúp làn da luôn sáng, khỏe.
4. Những lưu ý quan trọng khi uống trà tắc
– Không uống trà tắc lúc đói vì axit hữu cơ có trong trà và tắc sẽ gây khó chịu cho dạ dạy, ngứa họng.
– Những người mắc các bệnh mạn tính như sỏi thận, loét dạ dày, táo bón, mất ngủ… không nên uống trà tắc hay nước tắc.
– Chỉ nên uống trà tắc sau bữa ăn khoảng 2h, không uống ngay sau bữa ăn để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Trên đây là những thông tin về trà tắc cũng như trà tắc làm như thế nào giúp bạn có thể thực hiện cách pha chế ngay tại nhà một cách đơn giản nhưng đem lại cho bạn ly trà tắc thơm ngon cũng như phát huy được những công dụng tuyệt vời.
Xem thêm: