Ngoài các loại ấm chén Bát Tràng, ấm đất Đài Loan chúng tôi còn kinh doanh các dòng ấm tử sa Nghi Hưng vô cùng đẳng cấp. Dưới đây là các sản phẩm ấm tử sa Nghi Hưng của Lộc Tân Cương với nhiều mẫu ấm cho bạn lựa chọn. Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ Hotline: 0933 862 589. 

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

 

Ấm Tử Sa Nghi Hưng - Đỉnh Cao Nghệ Thuật Văn Hóa Thế Giới

Ấm tử sa Nghi Hưng không phải chỉ là một trà cụ mà còn là một tác phẩm nghệ thuật của những người nghệ nhân tạo ra. Những tác phẩm này được chế tác với nhiều dung tích lớn nhỏ khác nhau theo từng nhu cầu của mỗi người. Có thể là ấm độc ẩm, song ẩm hay quần ẩm…  ấm tử sa cao cấp trở thành một sản phẩm gần gũi, yêu thích của những người đam mê trà.

Ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc tại Lộc Tân Cương

1. Giới thiệu tổng quan về ấm tử sa Nghi Hưng

1.1 Nguồn gốc xuất hiện ấm tử sa

      Người ta không khẳng định được ấm tử sa ra đời khi nào, song điều chắc chắn nó tồn tại từ rất lâu song hành với đời sống của trà. Ấm uống trà chỉ ra đời từ thời Minh, bởi vậy ấm tử sa không thể có trước giai đoạn ấy, tuy nhiên từ thời Đường – Tống, trà nghệ thuật đã rất thịnh hành và trà nhân đương thời dùng oản (bát) và trản (bát nông) để thưởng trà, đấu trà.

      Truyền thuyết còn đến nay ở huyện Vô Tích – Hằng Châu đều cho rằng chính Phạm Lãi, người tình của nàng Tây Thi chính là người đã chế tạo ra những trà cụ tử sa đầu tiên từ 2000 năm trước. Công lao dạy dân làm trà cụ, nuôi cá, nuôi ngọc trai, canh tác nông nghiệp đã được người dân tôn ông làm “Thần tài – Chu công” ở Vô Tích, và thờ cúng ông hằng năm.

      Tiếp theo Cung Xuân vào những đời sau có Thời Đại Bân đã lãng mạn hóa loại sản phẩm tưởng như vô tri vô giác này. Người đời tôn vinh Cung Xuân và Thời Đại Bân lên hàng danh gia chế tác ấm tử sa, đã đưa nghệ thuật ấm tử sa Nghi Hưng vang danh Trung Quốc và đã đạt tới thời kỳ cực thịnh trong suốt hai thế kỷ 17 và 18.

      Đến ngày nay, ấm tử sa là loại ấm có nguồn gốc từ vùng Nghi Hưng, Trung Quốc. Ấm được làm bằng đất nung ở nhiệt độ cao, không qua quá trình tráng men, tạo ra một sản phẩm ấm nổi tiếng trên khắp thế giới.

Ấm tử sa Chuyết Cầu Nghi Hưng Trung Quốc ngày nay

1.2 Nguyên liệu làm ấm tử sa Nghi Hưng

      Khác với những đồ gốm khác, ấm tử sa Nghi Hưng đòi hỏi một quy trình công nghệ công phu hơn nhiều. Cả vùng Vô Tích, nói rộng ra trên toàn cõi Trung Hoa, duy nhất vùng Tinh Sơn có thổ khoáng tử sa. Vùng đất này như trong huyền thoại kể, đào xuống sẽ gặp đất tử sa 5 màu: đen, đỏ, tím, xanh, vàng… Màu vàng (thạch hoàng) khi nung lên cho màu đỏ (chu sa), đất xanh lam qua lửa chuyển thành nâu đậm “gan gà”, đất màu vàng nhạt hỏa biến sang thành lam sa.

      Nguyên liệu ấm tử sa hoàn toàn phải khai thác thủ công bằng tay, không dùng chất nổ để giữ tinh khí cho đất, bởi trong sa khoáng tử sa có rất nhiều lỗ nhỏ li ti, khi bị nhiễm khói thuốc sẽ không tẩy sạch được ảnh hưởng đến chất lượng trà. Các nghệ nhân còn lưu truyền cái “ngón bí quyết” trộn đất theo những tỷ lệ riêng tạo ra các màu đặc biệt như huyền sa, tử sa (ánh tím) là những công thức gia truyền.

      Ấm tử sa cao cấp được luyện và trộn với sa khoáng trầm tích, khai thác ở vùng Tinh Sơn xay nhuyễn. Tỷ lệ pha trộn bột đá trầm tích chính là bí quyết và làm thất vọng biết bao kẻ “đạo chích” theo nghiệp làm giả ấm tử sa. Bột trầm tích này mang đến cho ấm tử sa 23 nguyên tố vi lượng trong đó có sắt nên khi dùng trà bằng ấm tử sa vô hình chung ta đã dùng một loại nước trà khoáng hóa rất có lợi cho sức khỏe. Cũng nhờ yếu tố này, ấm tử sa thứ thiệt không bị “chân giả” lẫn lộn bởi nó luôn có tiếng thanh trong khi được gõ vào. Âm thanh này rất đặc trưng mà các loại ấm gốm khác không thể nào có được.

      Bột trầm tích trộn bên trong làm cho ấm tử sa xốp thông thoáng với bên ngoài, vậy người đời truyền tụng kiệt tác ấm tử sa có thể ngắm thấy mức trà trong ấm và trà ủ trong ấm không bị biến chất trong suốt 5 – 6 ngày. Ấm tử sa được nung trong lò nhiệt độ rất cao làm cho sản phẩm chắc bền hơn hẳn những ấm gốm dùng thông thường, chịu đựng tốt trước mọi biến đổi nhiệt độ và có thể đun trực tiếp trên bếp lò.

Các loại đất làm nên ấm tử sa cao cấp

1.3 Hình dáng ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc

Hình dáng ấm tử sa thường có 3 dạng: 

  • Loại hình kỷ hà theo nguyên tắc đối xứng cân đối như tròn, vuông, lục giác v.v…
  • Loại hình mô phỏng thiên nhiên như trái phật thủ, chiếc lá hoặc hình sừng tê giác v.v…
  • Loại thứ ba kết hợp cả hai nguyên tắc trên để tạo dáng vừa cân xứng vừa thiên nhiên như trái bí ngô, trái đào tiên, đóa hoa sen v.v…

Nghệ thuật trang trí ấm tử sa thấm đẫm triết lý sâu xa bắt nguồn từ những chuẩn mực về luân lý, đạo đức cũng như ước vọng của cuộc sống. Đôi khi là những di tích lịch sử răn dạy trung hiếu tiết nghĩa, đôi khi là câu chuyện dân gian đầy tính nhân văn. Cảnh đẹp sơn hà cẩm tú cũng là những mảng đề tài gợi cảm xúc sáng tạo cho các nghệ nhân.

Một vài hình dáng ấm tử sa Trung Quốc

1.4 Quá trình chế tác ấm tử sa Nghi Hưng

      Sau khi mua đất từ các công ty, xưởng chế tạo, người nghệ nhân lúc đó mới đem chia tảng đất thành từng nắm cân lượng kỹ càng. Mỗi nắm đất được cán thành từng miếng phẳng. Đáy ấm, thành ấm, nắp ấm đều cắt từ miếng đất này, có khi bằng tay, có khi dùng khuôn. Sau đó dùng máy quay bằng tay hay đạp bằng chân để ráp và gắn những miếng đất đã nặn sẵn dính với nhau sau đó miết cho láng bằng dụng cụ bằng gỗ hay sừng.

      Khi hình dáng tổng quát đã hoàn thành, đợi ráo nước nghệ nhân mới trang trí, thêm thắt những hoa văn hay viết chữ. Người nghệ nhân khéo thường hay viết tên hiệu, có khi ngày tháng chế tạo, niên đại hoặc đóng dấu vào đáy ấm khi tác phẩm hoàn tất

      Triện thường hình vuông, hình tròn hay bầu dục khắc nổi. Những chiếc ấm đắt tiền có khi có thêm một cái triện nhỏ bên trong nắp ấm, hoặc một con dấu khác dưới tay cầm. 

Quá trình chế tác ấm tử sa qua nhiều dụng cụ khác nhau

      Trước đây, ấm trà thường đóng dấu tên hãng sản xuất rõ là một món hàng sản xuất theo số lượng nhiều nhưng sau này đa số ấm đóng dấu tên người, chứng tỏ nay họ coi ấm tử sa là một tác phẩm và nghệ nhân tự hào nên để tên mình. 

       Những loại ấm tử sa Nghi Hưng sản xuất theo kiểu công nghệ thì chữ viết hay hoa văn được in bằng một loại mực không phai. Sau đó ấm được chuyển sang cho thợ cho vào lò nung. 

       Nghề nặn ấm tử sa cho đến nay vẫn đòi hỏi một thời gian học nghề lâu theo kiểu sư phụ đệ tử chân truyền. Phải mất nhiều năm mới học được hết bí quyết. Tuy nhiều khi người ta nhái lại những kiểu ấm danh tiếng cũ, nhưng cũng có nghệ nhân mới sáng tạo nhiều kiểu mới. Những người sành sỏi cho rằng với phương pháp tân kỳ, trình độ cao đẳng, nhiều ấm tử sa cao cấp thời mới có nét độc đáo không kém gì những chiếc ấm do các danh sư xưa nặn ra, nếu không nói rằng trội hơn nữa.

      Trong những năm qua, tại Bắc Mỹ này đã nhiều lần triển lãm ấm tử sa Nghi Hưng. Bộ sưu tập của Tiến Sĩ La Quế Tường (K.S. Lo) được trưng bày trong khoảng 1990-1992 tại Phoenix Art Museum, Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kiều San Francisco, Indianapolis Art Museum, và Ontario Museum.

      Ấm tử sa Nghi Hưng cũng đã đạt huy chương vàng trong các kỳ chợ phiên quốc tế chẳng hạn như tại Philadelphia năm 1926 và ở Leipzig và Liege trong thập niên 1930.

Ấm tử sa Tây Thi Cúc Thu Nghi Hưng Trung Quốc tại Lộc Tân Cương

2. Các loại đất sét làm nên ấm tử sa Nghi Hưng

2.1 Đất sét đá (Stone Clay)

     Là loại đất được khai thác từ các vỉa quặng đá tại vùng núi Hoàng Long thuộc Nghi Hưng. Sau khi khai thác, đất được để phơi ngoài tự nhiên một thời gian sẽ oải ra thành từng viên nhỏ. Từ những viên nhỏ đó người ta phân loại ra và cho vào xay thủ công bằng cối đá. Xay xong sẽ đươc lọc đi sỏi, cát, tạp chất,… thu lại được bột sét đá rất mịn, sau đó được đổ vào những bể nước hình chữ nhật cao khoảng thước rưỡi rồi trộn với nước. Để trong 3 ngày sau đó sẽ gạn qua bể khác cho đất keo lại thành khối và cắt ra thành từng bánh bán cho thợ làm đồ gốm.

Các loại đất sét được khai thác

2.2 Đất sét thường (Earth Clay)

Đây là loại đất được sử dụng một cách phổ biến để tạo ra các sản phẩm gốm thông dụng trong đó có ấm trà tử sa (loại đất này ở các làng gốm của Việt Nam cũng có, tuy có thể khác một chút về thành phần cấu tạo)

Những loại đất chính được dùng trong chế tác ấm tử sa:

      Đất sét nguyên khoáng (Original, Natural): Đất sét nguyên khoáng là loại đất tự nhiên được khai thác trực tiếp từ các mỏ núi đá ở vùng Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang tô, Trung Quốc. Hiện nay số lượng đất nguyên khoáng còn lại không nhiều và ngày càng trở nên khan hiếm do quá trình khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch dẫn tới tài nguyên bị khan hiếm. Chính phủ Trung Quốc đã quy hoạch lại các khu khai thác thành từng cụm, điểm. Tổ chức đấu thầu cho các nhà đầu tư, không khai thác bừa bãi, trúng thầu sẽ được khai thác dưới sự giám sát của nhà nước. Đất khoáng sẽ được bán cho các công ty, nhà máy, xưởng chế tác, nghệ nhân làm gốm…Tuy vậy, vẫn còn tình trạng khai thác bất hợp pháp.

      Đất phối (Mixed): Theo như tên gọi đất phối được tạo ra bằng cách phối đất nguyên khoáng với nhau, hoặc phối đất nguyên khoáng với một vài nguyên liệu tự nhiên khác (nguyên liệu phối tự nhiên ở đây là cát vì cát có tính chất và thành phần cấu tạo tương đương). Đất phối được tạo ra với mục đích chính là tận dụng đất nguyên khoáng vì như trên đã nói đất nguyên khoáng ngày càng khan hiếm. Hiện nay, các ấm tử sa trên thị trường chủ yếu là các ấm được chế tác từ đất phối, hàm lượng nguyên khoáng nhiều hay ít ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Nếu như ấm nguyên khoáng 100% sẽ rất đắt và hiếm.

      Đất nhân tạo (Artificial): Đất nhân tạo là đất được phối một số thành phần khoáng chất khác cùng với đất nguyên khoáng nhưng tỉ lệ đất nguyên khoáng rất thấp (các thành phần khoáng chất được phối thêm có trong đất sét hoặc đất bùn) để tạo ra một chất liệu mới. Hiện nay loại đất này được sử dụng rất phổ biến để tạo ra những chiếc ấm có màu sắc đa dạng và bắt mắt nhưng chất lượng đất thì không thể tốt được bằng đất nguyên khoáng.

Những loại đất chính được dùng trong chế tác ấm tử sa Nghi Hưng

3. Cách chọn mua ấm tử sa Nghi Hưng

Nhìn: Các bộ phận như :thân ấm, nắp, miệng, vòi, quai, đáy phải cân đối, liền lạc. Màu sắc đồng đều trong ngoài. Dấu triện của nghệ nhân hay nhà sản xuất rõ ràng, đặt cân đối ở trung tâm đáy ấm, theo trục thẳng từ quai sang vòi ấm. Những chiếc ấm đắt tiền thường có thêm dấu triện phụ dưới nắp và quai cầm thật rõ nét. Vòi ấm có thể dài ngắn khác nhau, đảm bảo công năng.

Nghe: Một tay cầm ấm, một tay dùng nắp cà lợi nắp ấm lên miệng ấm, nghe âm thanh trong, vang. Không nên gõ vào thân ấm, dùng nắp ấm xoay quanh miệng ấm, trơn, mượt không rít.

Cảm nhận: Trơn láng, mịn, bóng đối với dòng đất Chu. Có các hạt khoáng tử sa nhỏ li ti trên thân ấm, kích thước hạt khoáng không đều, khác nhau. Nắp và miệng ấm khít khao, vòi ấm khi rót trà tạo dòng suôn. Nghiêng ấm rót trà 90 độ mà không rơi nắp. Nắp ấm khít, ngắt dòng trà chuẩn mà không lem miệng...

Cách chọn mua ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc

4. Cách khai ấm tử sa khi mới mua về

Sau khi mua ấm tử sa Nghi Hưng về, để sử dụng được ấm pha trà, các trà nhân xin chú ý cần phải khai ấm tử sa trước khi sử dụng để đánh thức ấm. Để có được ấm chuẩn - trà ngon thì Lộc Tân Cương chia sẻ cách thức khai ấm như sau:

Dung hòa

Chuẩn bị nước nóng để rửa bên trong và bên ngoài ấm tử sa. Mục đích để rửa sạch bụi bẩn trong quá trình vận chuyển, trưng bày, cầm nắm…

Lưu ý: Không dùng những loại giấy giáp hay cọ xoong để rửa và các loại hóa chất tẩy rửa để rửa ấm.

Cho ấm vào nồi, đổ nước ngập hơn 2 lần so với ấm và đun lửa nhỏ trong vòng 2 đến 2 tiếng rưỡi, mục đích giúp thổ khí và hỏa khí của ấm được giảm đi. Đun xong để nguội, vớt ấm ra để ráo nước.

Phân giải

Tiếp theo, cho một miếng đậu phụ vào trong ấm tử sa. Cho nước ngập ấm đun trong 1 tiếng, nhỏ lửa. Trong đậu phụ có thành phần thạch cao sẽ làm phân giải các chất còn dư trong ấm, để nguội dần, vớt ấm ra rửa sạch, để khô.

Cách khai ấm tử sa khi mới mua về

Nhuận ấm

Cũng chuẩn bị một nồi nước mới, cho nước ngập ấm. Cho một đoạn mía đường vào nồi đun rồi đun một tiếng nhưng phải nhỏ lửa, chất đường thiên nhiên của mía có thể tư nhuận ấm. Sau khi đun xong, để nguội, vớt ấm tử sa ra rửa sạch để ráo nước.

Tái sinh

Cuối cùng chuẩn bị nồi nước mới với thể tích như cũ, cho nước ngập gấp 2 lần ấm, chọn loại trà mà mình thích nhất khoảng 2-5gr cho vào nồi, cho cả vào trong ấm rồi đun nhỏ lửa trong 1 tiếng. Đun xong để nguội tự nhiên sau đó vớt ấm ra và có thể dùng được.

Lưu ý: Khi đã chọn một loại trà chuyên dùng để ấm nhuận hương và vị trà thì không nên dùng các loại trà khác để pha chung với ấm tử sa Nghi Hưng đó vì như vậy sẽ làm mất đi tinh hoa đã được thẩm thấu trong ấm, hương vị lẫn lộn, hỏng sinh khí của ấm, coi như ấm trở về như ấm bình thường.
 
Cách khai ấm này rất là cầu kỳ, nhưng đối với những người sành trà và đam mê ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc thì không thể thiếu được một bước nào cả.

Nên chọn một loại trà chuyên dùng để ấm nhuận hương và vị trà

5. Cách dưỡng ấm tử sa sau khi dùng

      Để ấm tử sa Nghi Hưng có thể sử dụng thì chúng ta cần phải khai ấm, nhưng vì ấm đã có sinh khí nên cần phải có quá trình dưỡng ấm sau khi sử dụng một thời gian. Dưỡng ấm cũng cần đảm bảo đúng quy trình để không làm ảnh hưởng đến ấm.

      Trái với quá trình khai ấm, quá trình dưỡng ấm cần thời gian dài, yêu cầu sự nhẫn nại. Dưỡng ấm cũng như dưỡng tính. Một chiếc ấm được dưỡng tốt nó phải nổi bật lên màu sắc tiềm ẩn bên trong, độ sáng bóng và màu của đất hội tụ bên trong. Ấm trà Tử sa giống như người quân tử, khiêm tốn và nghiêm khắc với chính mình. Có rất nhiều phương pháp dưỡng ấm khác nhau được mỗi trà nhân áp dụng nhưng đều có các nguyên tắc cơ bản giống nhau gồm 5 điểm cần chú ý:

  • Khi pha trà và thưởng trà cần luôn luôn tưới nước trà (trà chuyên dùng pha ấm đó) lên ấm
  • Khi rửa ấm tử sa cần rửa sạch toàn bộ bên trong và bên ngoài ấm, tuyệt đối không sử dụng các hóa chất tẩy rửa.
  • Khi rửa xong, dùng dẻ sạch lau nhẹ nhàng thân và toàn bộ các bộ phận của ấm;
  • Sau khi lau xong để ấm nơi khô ráo sạch sẽ, không phơi dưới ánh nắng mặt trời
  • Ấm dùng lâu cần có thời gian nghỉ.

      Trong quá trình dưỡng ấm tử sa cần thường xuyên chú ý từng giọt nước đọng trên các chi tiết nhỏ của ấm, các vị trí dễ đọng nước nếu không được chú ý sẽ khiến chiếc ấm lên nước không đồng đều thậm chí tạo những vết loang trên thân ấm.

Cách dưỡng ấm tử sa sau khi dùng

6. Giá ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc

Ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc là sản phẩm nổi tiếng, đa dạng hàng hóa, mẫu mã. Do đó, giá thành của mỗi sản phẩm cũng khác nhau tùy thuộc vào họa tiết thiết kế, kiểu dáng, chất liệu… Thường thì giá ấm tử sa cao cấp trong khoảng vài trăm đến vài triệu.

Hiện nay tại Lộc Tân Cương, ấm tử sa Trung Quốc có giá dao động từ 750.000đ - 1.200.000đ (1 ấm)

Bạn có thể xem chi tiết tất cả sản phẩm tại đây: Ấm tử sa Nghi Hưng

7. Điểm mua - bán ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc

     Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều địa điểm bán ấm tử sa chính hãng, song song đó cũng có nhiều nơi kinh doanh hàng nhái, giả mạo sản phẩm. Việc tìm chọn cho mình một ấm tử sa cao cấp, chất lượng là rất cần thiết.

     Mua ấm tử sa đắt nhất ở đâu? Địa chỉ mua ấm tử sa Nghi Hưng TP.HCM? Hay cửa hàng bán ấm chén cao cấp Trung Quốc?... là những câu hỏi thắc mắc mà người tiêu dùng luôn đắn đo suy nghĩ.

     Công ty TNHH Lộc Tân Cương là một cơ sở kinh doanh trà và phân phối dòng sản phẩm ấm chén tử sa chính hãng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm ấm tử sa cao cấp để làm quà tặng hay dùng pha trà thưởng thức thì bạn có thể tìm đến địa chỉ kinh doanh của chúng tôi để tận mắt nhìn và chạm vào sản phẩm để kiểm tra. Tại đây, bạn có thể được chứng kiến cách sử dụng sản phẩm pha trà, được thưởng thức trà miễn phí. Lộc Tân Cương tin rằng sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận thực tế và tuyệt vời nhất.

Cửa hàng bán ấm tử sa Nghi Hưng Lộc Tân Cương

8. 10 nghệ nhân làm ấm tử sa Trung Quốc nổi tiếng nhất

Nghệ nhân Cố Cảnh Chu (1915 – 1996)

Nghệ nhân ấm tử sa Cố Cảnh Chu (1915 – 1996) là một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất của dòng ấm tử sa đương đại. Tuy đã qua đời khá lâu nhưng những sản phẩm của ông vẫn còn được rất nhiều người yêu thích. Đặc điểm ấm của tử sa của Cố Cảnh Chu có tính nghệ thuật rất cao kết hợp với tính ứng dụng tốt trong nghệ thuật trà đạo. Các dòng ấm tử sa sở trường của nghệ nhân Cố Cảnh Chu là dòng ấm Thạch Biều, Báo Xuân Mai, dáng ấm Như Ý…

Nghệ nhân Tưởng Dung (1919-?)

Một trong những nghệ nhân nổi tiếng tiếp theo đó là nghệ nhân Tưởng Dung. Những tác phẩm nổi tiếng của bà được nhiều người đón nhận và công nhận. Đặc biệt vào năm 1955 sản phẩm ấm tử sa của bà đã được lựa chọn để làm tặng phẩm cho chính khách nước ngoài. Đích thân thủ tướng Chu Ân Lai đã lựa chọn những sản phẩm này. Điều này cho thấy những ấm tử sa được làm bởi bà có giá trị và vẻ đẹp như thế nào.

Nghệ nhân Đàm Tuyền Hải (1939 – ?)

Sinh năm 1936 tại Nghi Hưng – Giang Tô và tiếp xúc sớm với công việc gốm sứ trong làng. Ông vừa kết hợp học tập kinh nghiệm của làng nghề vừa theo học khoa thủ công mỹ nghệ của học viện nghệ thuật TW Trung Quốc. Tốt nghiệp năm 40 tuổi ông bắt đầu áp dụng những kiến thức của mình và thổi hồn cho những tác phẩm ấm tử sa. Chính vì thế tác phẩm của ông được đánh giá cao tại các triển lãm và cuộc thi quốc tế.

Nghệ nhân Từ Hán Đường (1932-??)

Là một trong những học trò của nghệ nhân Cố Cảnh Chu. Do vậy những tác phẩm của của Từ Hán Đường cũng có những nét nghệ thuật tinh tế từ người thầy của mình. Những tác phẩm của ông thiên về kỹ thuật và những đường nét tinh xảo. Trong cuộc đời của mình nghệ nhân Từ Hán Đường có rất nhiều những tác phẩm được lưu trữ trong các viện bảo tàng. Có thể kể tên các bảo tàng như Nam Kinh, bảo tàng Lịch Sử hoặc các bảo tàng nước ngoài như Bỉ, Anh.

Uông Dân Tiên (1943-?)

Bắt đầu tiếp xúc và làm ấm tử sa từ những năm 14 tuổi. Nghệ nhân Uông Dân Tiên đã cho ra đời nhiều tác phẩm ấm tử sa kinh điển và đạt được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Nhờ tiếp thu kinh nghiệm của khá nhiều người thầy lớn nên bà có kinh nghiệm không chỉ làm ấm tử sa mà còn có cả về gốm sứ.

Nghệ nhân Cố Thiệu Bồi ( 1945-?)

Năm 13 tuổi Cố Thiệu Bồi đã được gia đình gửi gắm vào học trường học nghề ấm tử sa. Và tại đây ông đã được bậc thầy làm ấm tử sa Cố Cảnh Chu chỉ dạy. Những tác phẩm của đã dành nhiều giải cao tại các cuộc thi tỉnh và quốc gia. Năm 1989 ông được bầu làm phó chủ tịch hội gốm sư tại Giang Tô.

Nghệ nhân Lưu Kiến Bình ( 1957-?)

Nghệ nhân cuối cùng trong danh sách 10 nghệ nhân ấm tử sa Trung Quốc được giới thiệu. Ông là một trong những nghệ nhân cao cấp của dòng ấm tử sa. Sinh năm 1957 nhưng mãi tới năm 1976 ông mới bắt đầu theo học làm ấm tử sa lúc 19 tuổi. Trong suốt quá trình học làm ấm ông tiếp tục theo học nâng cao tại Học viện nghệ thuật Nam kinh 1983 và học viện mỹ thuật TW năm 1989.

Bao Chí Cường ( 1946-?)

Nghệ nhân Bao Chí Cường cũng có xuất thân từ làng gốm Nghi Hưng Trung Quốc. Ông được khá nhiều những nghệ nhân trong làng truyền thụ cho kinh nghiệm và kỹ năng như Nhậm Hán Đình, Ngô Vân Căn…

Nghệ nhân Lý Xương Hồng ( 1937-?)

Lý Xương Hồng là một trong những nghệ nhân được sự chỉ dạy của Cố Cảnh Chu. Nhờ đó mà các tác phẩm của ông đều rất đẹp và có tính nghệ thuật cao. Trong cuộc đời của mình ông được công nhận là nghệ nhân cấp cao năm 1989 và nghệ nhân cấp quốc gia năm 2000

Nghệ nhân Châu Quế Trân (1943-?)

Không có quá nhiều thông tin về nghệ nhân Châu Quế Trân. Chỉ được biết bà cũng là một học trò khá nổi bật của nghệ nhân Cố Cảnh Chu. Bà cũng là một trong những nghệ nhân cấp cao làm ấm tử sa. Những dáng ấm tiêu biểu của bà là ấm Thạch Biều, Giá Cô Đề Lương và ấm Tập Ngọc.

 

     Công ty TNHH Lộc Tân Cương chuyên kinh doanh các sản phẩm trà và phân phối dụng cụ ấm chén pha trà trong đó bao gồm ấm tử sa Nghi Hưng Trung Quốc. Công ty hoạt động uy tín, từ lúc thành lập đến nay đã có chỗ đứng trên thị trường và được nhiều khách hàng tin dùng. 

Xem thêm: 

> Ấm Chén Bát Tràng Việt Nam

> Ấm Đất Đài Loan