TẤT TẦN TẬT NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ TRÀ XANH

1. GIỚI THIỆU VỀ TRÀ XANH

1.1. Trà xanh là gì?

Trà xanh hay chè xanh là loại trà được làm từ lá hay từ búp của cây trà chưa trải qua quá trình chế biến và tác động nhiệt. Tên tiếng anh của trà xanh là Green tea.

Trà xanh ngày nay được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác nhau, trong các điều kiện đất đai, khí hậu, phương thức canh tác khác nhau sẽ cho ra nhiều loại trà có hương vị khác nhau.

Trà xanh là thức uống phổ biến và mang lại nhiều sức khỏe cho con người

1.2. Các loại trà xanh

Trà xanh rất đa dạng về chủng loại, tùy theo nhu cầu sử dụng và cách chế biến sẽ cho ra nhiều loại trà khác nhau.

Trà xanh bao gồm 2 loại cơ bản: trà xanh tươi và trà xanh khô

  • Trà xanh tươi là loại trà chưa qua chế biến, người ta dùng lá trà xanh tươi để hãm lấy nước uống, chế biến món ăn hoặc đun lấy nước nhằm sử dụng cho các mục đích chữa bệnh như: ngâm chân, tắm gội, rửa mặt, …
  • Trà xanh khô là thực phẩm đã qua quá trình chế biến bao gồm: làm héo, sấy dẻo, diệt men, sao khô, đánh hương, … để tạo ra trà xanh sấy khô. Trà xanh khô được dùng để hãm lấy nước uống rất tốt cho sức khỏe, trà xanh khô khi uống sẽ có hương thơm và màu sắc đẹp hơn so với trà xanh tươi.

Hiện nay, sản phẩm trà xanh khô được biết đến và sử dụng nhiều nhất là trà xanh đặc sản thái nguyên. Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu sử dụng nhanh, gọn, lẹ thì các nhà sản xuất còn cho ra sản phẩm trà xanh dạng túi lọc vô cùng tiện lợi.

2. KHÁI QUÁT VỀ CÂY TRÀ XANH

2.1. Cây chè xanh là gì?

Cây trà xanh hay cây chè xanh là loại cây bụi lâu năm, có tên khoa học là Camellia sinensis, người ta thường thu hoạch búp và lá của cây trà xanh để làm thức uống. Ngoài việc dùng trà xanh làm thức uống, người ta còn trồng cây trà xanh để làm cây bonsai trang trí trong nhà.

Cây chè xanh là loại cây bụi lâu năm, có tên khoa học là Camellia sinensis

 Xem thêm:  Cây Trà Xanh: Tác Dụng, Cách Trồng & Chăm Sóc Cây Trà 

2.2. Đặc điểm cây trà xanh

– Loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét

– Rễ dài

– Hoa trà màu trắng ánh vàng, hoa có 7 – 8 cánh hoa, đường kính từ 2,5–4 cm

– Lá trà: chiều dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm. Lá non có màu xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất trà khô.

Hoa trà xanh

2.3. Phân bố và thu hái cây trà xanh

Đồi chè xanh

Theo nhiều nguồn thông tin cho biết, cây trà xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau này được biết đến rộng rãi, trà được du nhập và được trồng nhiều ở các Quốc gia châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,…

Từ giữa thế kỷ XX, cây trà mới được đưa về Việt Nam và trồng nhiều từ Bắc vào Nam. Hai tỉnh hiện nay có diện tích trồng trà lớn nhất là Phú Thọ và Quảng Nam. Đến thời điểm hiện tại, có một số vùng được mệnh danh là đất trồng trà ngon như Thái Nguyên, Mộc Châu, Sơn La, Lâm Đồng.

 

 

2.4. Thành phần hóa học cây chè xanh

Trong cây trà xanh chứa các thành phần nhóm hợp chất như: Nhóm chất đường, nhóm tinh dầu, nhóm sắc tố, nhóm axít hữu cơ, nhóm chất vô cơ, nhóm glucozit, nhóm chất chát (tanin), …

3. TÁC DỤNG CỦA TRÀ XANH

  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng
  • Chữa viêm họng
  • Giảm nguy cơ sỏi mật
  • Chữa đầy bụng, đầy hơi và có nôn
  • Lợi tiểu
  • Làm giảm huyết áp
  • Chống lão hóa
  • Chống lo âu và thư giãn
  • Giảm khả năng mắc các bệnh tiểu đường
  • Trà xanh giảm cân
  • Chống vi khuẩn gây bệnh
  • Khử mùi hôi chân

 Xem thêm:  6 Công Thức Uống Trà Xanh Giảm Cân Hiệu Quả

Trà xanh có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nguy hiểm

 Xem thêm:  Chi Tiết Về 15 Tác Dụng Của Trà Xanh Và Cách Uống Trà Xanh Đúng Cách

4. CÁCH PHA TRÀ XANH

Có 2 cách pha trà xanh ngon:

4.1. Cách pha trà xanh tươi

Chuẩn bị:

– Lá trà xanh

– Gừng/ sả/ lá dứa/ bạc hà,.. tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, không nên pha trộn quá nhiều loại hương lại với nhau sẽ gây mùi khó chịu và mất hương vốn có của trà.

– Dụng cụ nấu: ấm nấu nước, bình đựng nước.

Thực hiện:

Bước 1. Sơ chế

– Lá trà xanh đem đi rửa bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng và cắt khúc (nếu quá dài), cắt lá già, ngọn non và thân cành ra để riêng, vì ba thành phần này có hương vị và thời gian nấu khác nhau.

– Sau đó, dùng phần lá già vò sơ qua giúp các chất trong lá trà dễ dàng thoát ra ngoài khi nấu. Phần thân cành cắt ngắn, khoảng 3-4cm để dễ dàng bỏ vào ấm.

Bước 2. Trần trà

– Cho tất cả các nguyên liệu gồm: lá già đã vò, thân cành và búp non vào ấm nấu trà, rót nước sôi ngập lá, ngâm trong khoảng 3 phút. Sau 3 phút, bạn đổ nước trần đi, thao tác này giúp lá trà sạch hơn, giảm độ nhựa, ngái và độ chát.

Bước 3. Nấu chè

– Đổ tiếp nước sôi vào ấm đựng lá chè xanh tươi, đậy nắp lại. Tiếp tục ngâm trong 10 phút.

– Bỏ hương vị: gừng / lá dứa / sả / bạc hà…vào lúc này.

Lưu ý: có thể lặp lại bước này nếu uống nhiều lần trong ngày.

Bước 4. Rót trà

– Sau 10 phút, rót nước ra bình trà. Không nên tiếp tục ngâm lá trà trong ấm, sẽ làm trà đắng chát, và có mùi nẫu không ngon.

Bước 5. Thưởng thức

– Để nguội và thưởng thức. Uống nóng hoặc có thể thêm đá để uống lạnh đều được.

Cách pha trà xanh tươi

 Xem thêm:  Hướng Dẫn 7 Cách Nấu Trà Xanh Tươi: Không Độ, Giảm Cân, Đắp Mặt, Tắm

4.2. Cách pha trà xanh khô đúng cách

Bước 1: Chuẩn bị 8gr trà xanh khô và các dụng cụ pha trà như ấm trà, chén Tống, chén quân, dụng cụ gắp trà và nước sôi.

Bước 2: Tráng ấm chén bằng nước sôi, nhằm mục đích tiệt trùng dụng cụ pha trà và làm ấm ấm chén pha trà.

Bước 3: Tráng trà. Rót lượng nước ở nhiệt độ 80 độ C vào ấm vừa đủ ngập mặt trà sau đó rót hết nước ra ngay. Bước này nhằm mục đích tráng trà cho sạch và nhằm đánh thức cánh trà dậy hương hơn khi pha.

Bước 4: Pha trà. Châm 200ml nước sôi ở nhiệt độ 85-90 độ C vào ấm rồi hãm 20-25 giây. Sau đó rót hết lượng trà từ trong ấm ra chén Tống qua chiếc lọc trà, tránh để nước trong ấm. Chiếc lọc trà có tác dụng giữ lại những xác trà nhỏ giúp trà trong và tinh khiết hơn. Cuối cùng, rót trà từ chén Tống ra các chén quân để thưởng thức.

Cách pha trà xanh khô đúng cách

 Xem thêm:  Video Hướng Dẫn Pha Trà Xanh Đúng Cách

5. NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI UỐNG TRÀ XANH

  • Không đun hoặc hãm trà trong phích nước nóng.
  • Uống nước trà đã pha để lâu
  • Uống trà quá đặc
  • Uống trà lúc đói
  • Dùng trà để uống thuốc
  • Không được uống quá nhiều lần và quá liều lượng cho phép trong ngày
Không nên dùng trà xanh để uống thuốc

 Xem thêm:  Xem Nhiều Hơn Những Điều Kiêng Kỵ Khi Uống Trà Xanh

6. ĐỊA CHỈ MUA TRÀ XANH UY TÍN

Trà xanh được ví như một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Nhưng để đảm bảo được hiệu quả an toàn thì điều quan trọng là bạn cần phải biết trà xanh mua ở đâu cho chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn có thể chọn công ty trà Lộc Tân Cương để tham khảo, chúng tôi tự tin là nơi giúp bạn mua trà xanh chính gốc, sạch, đảm bảo uy tín với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề, hiểu rõ các loại trà & rất có tâm với khách hàng.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *